BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÂN NẶNG Ở TRẺ BÉO PHÌ
Nhịp sống hiện đại cùng
với sự bùng nổ của các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ uống công
nghiệp đã làm gia tăng số lượng trẻ thừa cân, béo phì. Béo phì gây nhiều rủi ro
cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy phải làm gì để kiểm soát cân nặng,
bảo vệ sức khỏe của trẻ?
1. Cần làm gì để giúp trẻ kiểm soát cân nặng?
Để trẻ kiểm soát cân nặng tốt và phát triển tăng trưởng chiều
cao tối ưu. Việc đầu tiên cần giúp trẻ có chế độ ăn khoa học theo nguyên tắc cơ
bản để hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa của trẻ.
Tuy nhiên, trẻ em là cơ thể đang lớn, do
đó chỉ hạn chế thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt và
cho trẻ ăn hạn chế tinh bột. Mục tiêu sao cho trong những tháng đầu kiểm soát
chế độ ăn, trẻ không bị tăng cân hoặc tăng <0,5kg/ tháng.
Khuyến khích trẻ thể dục trị liệu kiểm
soát cân nặng, đây là biện pháp đơn giản làm giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ
thể. Nên hướng cho trẻ tìm môn thể thao phù hợp mà trẻ thích mới áp dụng được.
Các môn thể thao thường là nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh khoảng 60
phút/ ngày.
Tâm
lý liệu pháp cũng
giúp trẻ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Phải cho trẻ biết những hậu quả của béo
phì, cũng như khó hoà nhập với các bạn ở trường hoặc bị bạn trêu đùa. Trong 1
số trường hợp béo phì mức độ nặng, cần chuyển trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp.
Ngoài ra, phương pháp dùng thuốc điều trị
cho trẻ thừa cân béo phì có thể được cân nhắc. Tuỳ từng nguyên nhân khác nhau
mà điều trị, ví dụ béo phì do u thượng thận cần cắt bỏ sẽ hết béo phì. Hoặc
dừng uống thuốc Corticoid trong hen, chàm…
trẻ dần hết béo phì trong hội chứng Cushing. Nếu trẻ bị béo phì đơn thuần,
ngoài 3 nguyên tắc nêu trên, rất hiếm khi điều trị thuốc ức chế trung tâm
(Centrally Acting Agents) hoặc ngoại vi.
2. Phòng ngừa béo phì trẻ em
Thừa cân, béo phì ở trẻ ngoài ảnh hưởng
đến học tập, tâm lý tự ti còn khiến trẻ phải đối diện với
nhiều nguy cơ bệnh tật. Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em theo độ
tuổi chính là dành cho các bố mẹ để có hiểu biết tốt hơn về vấn đề này. Cụ thể
như sau:
2.1 Với trẻ
nhũ nhi
Mẹ cần cho con bú sữa mẹ, sữa mẹ ngoài
chứa kháng thể giúp trẻ phòng tránh bệnh vặt còn
giúp trẻ không bị béo phì.
2.2 Với trẻ từ
1 - 5 tuổi
Cho trẻ ăn đủ chất, cân đối và bắt đầu
hướng dẫn những trò chơi vận động, đưa trẻ ra ngoài trời tắm nắng tăng vitamin
D, tránh còi xương.
2.3 Với trẻ từ
6 - 12 tuổi
Giai đoạn này trẻ bắt đầu đến trường, vì
vậy bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn quá nhiều chất
ngọt và chất béo. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi
vận động có lợi cho sự phát triển chiều cao như đi bộ, đi xe
đạp, bơi lội, chơi đá bóng… mỗi ngày.
2.4 Với trẻ từ 13 - 18 tuổi
Dạy trẻ cách ăn uống khoa học, lành mạnh để tránh béo phì bằng cách
nhờ trẻ tìm hiểu, chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe của cả gia đình.
Đồng thời giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục thể thao
hàng ngày.
Để tránh bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng
gia tăng, bố mẹ không cho trẻ xem tivi/chơi game trong bữa ăn; yêu cầu trẻ đi
ngủ sớm; thường xuyên nấu cho trẻ ăn ở nhà, cân đối chế độ ăn cân bằng 4 nhóm
dưỡng chất (đạm, béo, bột đường, vitamin & khoáng chất). Cuối cùng, nên
khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày…
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc kiểm
soát cân nặng, chế độ ăn uống cho trẻ cũng như chế độ vận động giúp trẻ phòng
ngừa béo phì hoặc điều trị béo phì, cha mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám, tư vấn
tại cơ sở y tế có chuyên khoa dinh
dưỡng.
3. Trẻ béo phì nên ăn uống thế nào để kiểm
soát cân nặng?
Để kiểm soát cân nặng và hạn chế
những rủi ro về sức khỏe, trẻ béo phì cần được khám các chuyên khoa Nhi, dinh
dưỡng, tâm lý… để có giải pháp can thiệp phù hợp. Trong đó quan trọng là cha mẹ
cần tạo cho trẻ một lối sống khoa học, tăng cường vận động thể chất và thực
hiện chế độ ăn uống phù hợp để giảm cân lành mạnh.
Trẻ vẫn cần được cung cấp đủ chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Chế độ dinh dưỡng của
trẻ cần cân đối, đa dạng các nhóm thực phẩm như:
- Tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc);
- Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại
đậu, đỗ...);
- Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật);
- Vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ,
quả tươi...).
Không có chế độ ăn kiêng nào được
coi là chế độ ăn uống tốt nhất để điều trị béo phì. Tuy nhiên, có một số hướng
dẫn chung để giảm cân lành mạnh, bao gồm:
3.1. Tăng cường ăn rau và trái cây
Cố gắng tránh các loại thực phẩm
có mật độ năng lượng cao nhưng ít dinh dưỡng như đồ ăn chế biến sẵn. Thay vào
đó, hãy lựa chọn cho trẻ ăn những loại thực phẩm có ít calo hơn nhưng nhiều
dinh dưỡng, chất xơ và nhiều vitamin hơn như rau và trái cây.
3.2. Bổ sung chất xơ vào bữa ăn của trẻ
Bổ sung thực phẩm giàu chất
xơ, ít chất béo vào bữa ăn của trẻ giúp trẻ no lâu, giảm cơn đói và hạn chế
phải ăn thêm các bữa phụ hoặc các thức ăn vặt khác.
Cố gắng cho trẻ ăn thêm rau, trái
cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu để tăng cường protein và chất xơ. Đối với
trái cây, nên ăn cả xác thay vì ép lấy nước, đậu đỗ thì cho trẻ ăn cả vỏ… để
tận dụng chất xơ.
3.3. Hạn chế tối đa thức ăn nhanh
Sử dụng thức ăn nhanh nhiều chất
béo, calo và carbs đã qua chế biến hơn mức cơ thể cần trong một bữa ăn khiến
trẻ nhanh chóng tăng cân và béo phì. Đối với trẻ béo phì lại càng cần phải hạn
chế tối đa loại thực phẩm này.
Hầu hết thức ăn nhanh, bao gồm cả
đồ uống và đồ ăn vặt như: bánh mì kẹp thịt, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên,
trà sữa… đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ. Khi tiêu
hóa những thực phẩm này, carbs được giải phóng dưới dạng glucose (đường) vào
máu dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu gây bệnh đái tháo đường.
Thực phẩm công nghiệp, chế biến
sẵn đều có chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Nếu sử dụng thường xuyên
dẫn đến có hại cho tim, thận, làm tăng huyết áp động mạch.
Thức ăn nhanh thường chứa chất béo
bão hòa, chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol trong máu gây xơ vữa động
mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch, đái tháo đường.
3.4. Tránh ăn đồ ngọt, đồ uống có đường
Nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều
đường có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thực phẩm chứa nhiều đường như:
bánh, kẹo, đồ uống có đường, nước ngọt có gas… không chỉ thay thế các nhóm thực
phẩm thiết yếu như protein, trái cây, rau, sữa và ngũ cốc nguyên hạt, chúng còn
làm cạn kiệt vitamin khỏi cơ thể trong quá trình tiêu hóa, ví dụ như vitamin B
tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose.
Trong khi đó, trẻ em đang tuổi lớn
rất cần protein để phát triển cơ bắp và chất béo lành mạnh để hỗ trợ não và hệ
thần kinh. Một đứa trẻ thường xuyên uống nước ngọt thay vì sữa thường sẽ thiếu
canxi cần thiết cho răng và xương chắc khỏe.
Vì vậy, tốt nhất
cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm nguyên chất như sữa không đường thay vì sữa
có hương vị, nước tinh khiết thay cho nước ngọt, nước sốt không đường, hoặc
trái cây tươi thay vì nước trái cây đóng hộp để loại bỏ lượng đường dư thừa,
giúp bảo vệ sức khỏe và kiểm soát cân nặng ở trẻ.
CNĐD Nguyễn Thị Ly- Tổ T3G