BỆNH LÝ ĐƯỜNG TIÊU HÓA: TÁO BÓN
1. Táo bón là gì?
Táo bón được định nghĩa là số
lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần. Tiêu chí Rome định nghĩa chi tiết hơn về táo
bón, người bệnh có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau đây: Đi tiêu
ít hơn 3 lần mỗi tuần, khó khăn trong đại tiện, phân cứng, cảm giác tắc nghẽn
hậu môn trực tràng, cảm giác đi tiêu không hết, phải dùng tay hỗ trợ trong lúc
đại tiện.
2.
Những đối tượng dễ bị táo bón
Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng,
không phân biệt giới tính, hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già.
Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón.
-
Dân văn phòng: Ngồi
lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống
nhiều rượu bia... đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón.
-
Người già: Người
cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng
táo bón.
-
Phụ nữ mang thai và
sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh
dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
-
Trẻ em.
3.
Nguyên nhân nào gây ra táo bón?
-
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Ăn kiêng
- Các bệnh về hệ tiêu hóa, thần
kinh..
- Ăn ít chất xơ
- Lười vận động
- Nhịn đi ngoài
- Không uống đủ nước.
4. Bị táo bón mãn tính kéo dài có thể dẫn đến các
biến chứng gì?
Nếu
táo bón mạn tính kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Trĩ.
-
Vết nứt hậu môn.
-
Táo bón mãn tính có thể gây ra sự tích tụ của phân cứng, phân bị kẹt trong
ruột, đôi khi gây tắc ruột do phân.
-
Sa trực tràng: Tình trạng táo bón kéo dài làm cho các mô của trực tràng thường
xuyên căng giãn , lâu dần có thể gây ra tình trạng sa phần niêm
mạc ống hậu môn và về sau kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng gây ra sa
trực tràng.
5. Cách phòng tránh táo bón?
-
Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ. Nguồn chất xơ tốt là trái cây, rau, các loại đậu,
bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
-
Uống 1,5 đến 2 lít nước và các chất lỏng khác mỗi ngày.
-
Tránh các chất chứa caffeine.
-
Giảm các chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, trứng).
-
Đi tiêu khi có nhu cầu, cảm giác muốn đi.
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
6. Khi người bệnh bị táo bón, lúc nào thì nên đi khám bác sĩ?
Bạn
nên đi khám bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
-
Các triệu chứng nặng lên và kéo dài hơn ba tuần.
-
Gần đây thay đổi đáng kể thói quen đại tiện, ví dụ táo bón xen kẽ với tiêu
chảy.
-
Đau dữ dội ở hậu môn khi đi tiêu.
-
Chảy máu trực tràng.
-
Nôn kèm với táo bón và đau bụng (điều này có thể gợi ý tắc ruột )
-
Táo bón liên tục, đi kèm với đau bụng và sốt.
- Những người
khác trong gia đình bạn bị ung thư đại trực tràng hoặc bệnh viêm ruột.
-
Có thêm các triệu chứng khác (ví dụ mệt mỏi, khả năng chịu đựng kém với thời
tiết lạnh có thể gợi ý bệnh suy giáp).
Đến
với Phòng khám Nội Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa KVMNPB Quảng Nam Quý Bệnh nhân
sẽ được thăm khám kỹ càng và tùy vào tình trạng táo bón của người bệnh, bác sĩ sẽ
chỉ định các thăm dò cần thiết hỗ trợ chẩn đoán cũng như có biện pháp điều trị
bệnh kịp thởi.
Khoa Nội Tiêu hóa – Bệnh viện
Đa khoa KVMNPB Quảng Nam