BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD) NÊN ĂN GÌ & KIÊNG GÌ? ĐIỂM DANH TOP THỰC PHẨM VÀNG
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố rất quan trọng để giúp bệnh
nhân COPD chống chọi với bệnh tật. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên
ăn gì? Và những nhóm thức ăn nào nên kiêng để tránh gây khởi phát bệnh?
Dưới đây là top các nhóm thực phẩm vàng rất tốt cho những bệnh nhân đang bị
hoành hành bởi COPD.
1. Tầm quan trọng của thức ăn với bệnh nhân bị
phổi COPD
Đối với người bệnh nói chung thì dinh dưỡng luôn là một phần cực
kỳ quan trọng để duy trì thể lực, đề kháng chống chọi với bệnh tật. Và bệnh
viêm phổi mãn tính cũng không ngoại lệ, tình trạng khó thở, ho đờm hay tức
ngực sẽ liên tục xảy ra khiến cơ thể bị mệt mỏi và kiệt quệ.
Nhưng khi được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thì cơ thể người
bệnh như được tiếp thêm một nguồn năng lượng mới. Bổ sung đúng nguồn dinh dưỡng
mà cơ thể cần, kết hợp đủ các nhóm khoáng chất sẽ giúp hồi phục hệ hô hấp, bạn
sẽ thở dễ dàng hơn.
Theo các tài liệu nghiên cứu y khoa, quá trình biến đổi thức ăn
thành nhiên liệu trong cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất. Oxy và thực
phẩm sẽ là nguyên liệu thô của quá trình này, còn năng lượng và carbon dioxide
là thành phẩm. Carbon Dioxide là sản phẩm chất thải chúng ta thở ra. Chế độ ăn
cho người bệnh COPD ít carbohydrate và nhiều chất béo sẽ giúp họ thở dễ dàng
hơn dựa trên những nghiên cứu y khoa.
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nên ăn
gì? Nhóm thực phẩm được chỉ định
2.1. Thực phẩm giàu protein
Nhóm thực phẩm đầu tiên rất quan trọng đó là giàu protein bởi
chúng rất tốt cho việc duy trì cơ hô hấp mạnh mẽ.
- Protein có trong các loại như: thịt gia cầm, thịt các loài
động vật ăn cỏ, trứng
- Các loại cá có chứa nhiều chất béo như: cá thu, cá hồi, cá
mòi… rất giàu protein
- Sữa, trứng, pho mát, các loại hạt và đậu khô hoặc đậu Hà Lan
cũng là món ăn bổ dưỡng
2.2. Carbohydrate phức hợp
Bổ sung Carbohydrate phức hợp sẽ giúp cải thiện chức năng của hệ
thống tiêu hoá, đồng thời giúp người bệnh COPD kiểm soát tốt lượng đường trong
máu.
- Hạn chế các loại carbohydrate đơn giản như đường ăn, kẹo, bánh
ngọt và nước ngọt thông thường.
- Ăn 20 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày, từ các món như bánh mì, mì
ống, các loại hạt, trái cây và rau.
- Khoai tây nguyên vỏ, hạt diêm mạch, lúa mạch, yến mạch, đậu Hà
Lan, và các loại đậu…
2.3. Thực phẩm giàu kali
Chất kali có vai trò quan trọng đối với chức năng phổi vì vậy
trong thực đơn của người bệnh thì chất kali luôn được kê đầu tiên. Nếu để tình
trạng thiếu hụt kali có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng.
Thực phẩm giàu kali gồm có: các loại rau xanh lá đậm, bơ, măng
tây, cà chua, củ dền, chuối, cam…
2.4. Chất béo lành mạnh
Chất béo có nguồn gốc từ cá và thực vật như: bơ, dầu dừa, ô liu,
cá béo và các loại hạt… rất an toàn. Nguồn dinh dưỡng này sẽ gia tăng lượng CO2
trong máu với người bệnh COPD đồng thời cũng cung cấp nguồn năng lượng cao và
dinh dưỡng tổng thể nhiều liên tục trong thời gian dài.
Chất béo cũng có trong động vật như gà, vịt, bò, lợn… thì chỉ ăn
dưới 300mg/ngày.
2.5. Vitamin và các khoáng chất
Vitamin tổng hợp cần được bổ sung liên tục, bổ sung thêm canxi
(Canxi cacbonat hoặc canxi citrate), các thực phẩm có chứa cả vitamin D. Trước
khi bổ sung vitamin hoặc thực phẩm chức năng thì cần hỏi ý kiến bác sỹ trước.
2.6. Uống đủ nước
Ngoài các nhóm thực phẩm quan trọng ở trên thì uống đủ nước
chính là việc mà bệnh nhân COPD phải làm mỗi ngày. Nước cần từ 2 – 3 lít sẽ
giúp làm loãng đờm đặc, hạn chế tình trạng táo bón và giúp các chất nhầy dễ
dàng được loại bỏ ra ngoài.
3. Các nhóm thực phẩm mà bệnh nhân COPD không
nên ăn
Bên cạnh những nhóm thực phẩm được khuyến nghị bổ sung thì có
những loại thực phẩm cần tránh. Trong số đó bao gồm:
3.1. Muối
Muối sẽ khiến cơ thể bị tích nước làm ảnh hưởng đến huyết áp,
tăng gánh nặng cho tim. Vì vậy, trong mỗi phần ăn thì không nên chứa quá 300mg
natri và toàn bộ bữa ăn không nên vượt quá 600mg natri.
Phần lớn lượng muối thường có sẵn trong thực phẩm hàng ngày, có
thể sử dụng muối thay thế cho thảo mộc, gia vị không chứa muối.
3.2. Một số
loại trái cây hạt cứng
Như các loại đào, mơ, dưa khi ăn vào có thể gây ra tình trạng
đầy hơi do carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hóa. Lâu dần sẽ dẫn đến các
vấn đề về đường hô hấp ở những người bị COPD.
3.3. Các loại
rau và cây họ đậu
Cải bắp, cải Brussel, bắp (ngô), súp lơ, đậu lăng, tỏi tây,
hành… là một số loại thực phẩm phổ biến hàng ngày. Nhưng với bệnh nhân COPD khi
ăn vào có thể sẽ tạo khí gas, gây ra tình trạng đầy hơi khi sử dụng. Vì vậy,
cần kiêng các loại rau này trong chế độ ăn của mình. Nếu không gặp vấn đề gì,
bạn vẫn có thể ăn trong vòng kiểm soát.
3.4. Chocolate
Có rất nhiều bệnh nhân COPD thích ăn socola nhưng thực sự thì
nên hạn chế hoặc không nên ăn. Bởi chúng có chứa nhiều caffeine sẽ ảnh hưởng
xấu đến các loại thuốc dùng
để điều trị COPD.
3.5. Đồ chiên
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ có lẽ là khoái khẩu của rất nhiều
người. Tuy nhiên, bệnh nhân COPD khi ăn vào có thể gây ra tình trạng đầy hơi,
khó tiêu, ảnh hưởng tới hơi thở và hệ hô hấp. Vì vậy, nên hạn chế tối đa đồ
chiên trong khẩu phần ăn của bệnh nhân.
3.6. Cà phê,
trà, nước tăng lực
Bệnh nhân COPD phải hạn chế tối đa các loại nước uống có chứa
caffein, đồ có cồn, có gas. Bởi thực phẩm này có thể phản ứng và gây ảnh hưởng
tới thuốc điều trị tắc nghẽn mãn tính. Làm bệnh nhân bị chậm nhịp thở và khiến
người bệnh khó khạc ra chất nhầy.
4. Nguyên tắc dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị
phổi mãn tính COPD
- Chia nhỏ bữa ăn: bệnh nhân không nhất thiết phải ép mình ăn quá no mà hãy
chia nhỏ thành nhiều bữa/ngày để giúp dạ dày không bị đầy quá mức từ đó giúp
phổi mở rộng và việc thở dễ dàng hơn.
- Ăn chính vào bữa sáng: để đầy đủ năng lượng cho cả ngày và giúp cơ thể lúc nào
cũng khỏe mạnh hơn.
- Tư thế ngồi ăn: nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thẳng lưng để hạn chế áp
lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây ra tình trạng khó thở.
- Sử dụng muối điều độ: để tránh trường hộp bị tăng huyết áp hoặc tình trạng phù
nề thường diễn ra ở giai đoạn
cuối COPD.
- Sử dụng chất làm ngọt tự
nhiên thêm trong khẩu phần ăn như mật ong thay
thế đường.
CNĐD Nguyễn Thị Ly- Tổ T3G