Can thiệp, cứu sống kịp thời bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp choáng tim, suy hô hấp cấp nặng
Can thiệp, cứu
sống kịp thời bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp choáng tim, suy hô hấp cấp nặng
Thông tin từ khoa Hồi sức tích cực, chống độc - Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng
Nam cho biết, mới đây bệnh viện đã kịp
thời can thiệp, cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng choáng tim, phù phổi cấp, suy hô hấp cấp nặng.
Cụ thể bệnh nhân Trần Tấn T (63
tuổi, Thường trú huyện Thăng
Bình) nhập Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng
Nam trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó
thở, suy hô hấp cấp, vã mồ hôi, tại khoa cấp cứu ghi nhận huyết áp 90/60mmHg, điện tim ghi nhận hình ảnh nhồi máu cơ tim cấp thành dưới.
Ngay lập tức các bác sĩ tại khoa cấp cứu, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc cùng đơn vị can thiệp tim mạch đã tiến hành hội chẩn và thống nhất chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp thành dưới, biến chứng choáng tim cấp, phù phổi cấp, suy hô hấp cấp. Bệnh nhân ngay sau đó được xử trí cấp cứu và được chụp mạch vành can thiệp cấp cứu. Kết quả chụp mạch vành ghi nhận bệnh nhân bị hẹp nặng mạn tính động mạch liên thất trước (LAD), hẹp nặng đoạn gần kèm hẹp khít đoạn xa (99%) động mạch mũ (LCx). Bệnh nhân được can thiệp đặt 02 stent tái thông động mạch liên thất trước và động mạch mũ. Toàn bộ quá trình từ tiếp nhận, chẩn đoán, sơ cứu và chụp mạch vành can thiệp diễn ra trong vòng 2h từ lúc bệnh nhân nhập khoa cấp cứu bệnh viện.
Ảnh chụp mạch vành trước can thiệp:
hẹp nặng động mạch liên thất trước
và động mạch mũ.
Ảnh chụp mạch vành sau can thiệp đặt
stent
Hiện tại sau 5 ngày can thiệp, điều
trị, tình trạng bệnh nhân ổn định, hết đau ngực, đỡ khó thở, huyết áp về chỉ số
bình thường.
Ths BS nội trú Lê Minh Dũng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, trưởng đơn vị tim mạch can thiệp Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng
Nam khuyến cáo: Để phòng ngừa nhồi máu cơ
tim, tăng cường sức khỏe, người dân cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, nên bỏ
thuốc lá, hạn chế rượu bia, tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng, tránh béo
phì. Ngoài ra, nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nên khám
chuyên khoa tim mạch khi có triệu chứng bất thường như đau tức ngực, khó thở,
toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng…
Người
bệnh không được chủ quan mà cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch uy tín
gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BS Võ Hoàng Phúc
– Khoa HSTC - CĐ