CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 13: CHẨN ĐOÁN VÀ TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG DXA

Thứ sáu Ngày 06 Tháng 05 2022 19:27:31 BVĐK Khu Vực Miền Núi Phía Bắc Quảng Nam

Loãng xương hiện nay là một vấn đề rất cần được quan tâm ở mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Xuất độ của loãng xương:

  • Trong lứa tuổi từ 50 - 70: 19,6% phụ nữ và 3,1% nam giới bị mắc bệnh loãng xương (Nữ = 5 lần Nam)
  • Trên 70 tuổi: 58,8% phụ nữ và 19,6% nam giới bị mắc bệnh loãng xương (Nữ = 3 lần Nam).
  • Ước tính, năm 2010, toàn thế giới có tới trên 200.000.000 người bị loãng xương và con số này ở Việt Nam khoảng 2.800.000 người

 

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG LÀ GÌ?

 

Đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để xác định loãng xương và mức độ báo động của xương trong cơ thể. Loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương.

 

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG

Theo Quỹ Loãng xương Quốc gia của Mỹ (National Osteoporosis Foundation) khuyến cáo cần đo mật độ xương cho những đối tượng sau đây:

1. Tất cả những phụ nữ mãn kinh, dưới 65 tuổi, và có một trong những yếu tố nguy cơ:

·         Tiền sử gãy xương ở sau 30 tuổi.

·         Có người thân (cha mẹ ruột, anh chị em ruột) từng bị gãy xương.

·         Hút thuốc lá.

·         Cân nặng thấp (<56 kg)...

2. Tất cả phụ nữ 65 tuổi trở lên, bất kể có hay không có một yếu tố nguy cơ nào.

3. Phụ nữ sau mãn kinh với tiền sử gãy xương.

4. Phụ nữ đã từng được điều trị bằng liệu pháp thay thế hoóc-môn trong một thời gian dài (trên 10 năm).

5. Đàn ông 70 tuổi trở lên.

6 .Đàn ông từ 50-69 tuổi, có các yếu tố nguy cơ:

·         Giảm năng tuyến sinh dục nam (Hypogonadism).

·         Tăng glucocorticoid.

·         Nghiện thuốc lá và rượu.

·         Suy thận...

 

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG DXA

Đo mật độ xương còn được gọi là hấp thụ tia X năng lượng kép, DXA (Dual-Energy X-Ray Absorptiometry) - sử dụng một lượng rất nhỏ bức xạ ion hóa để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể thường ở các vị trí thường là cột sống thắt lưng hay khớp háng. Kết quả được sử dụng để chẩn đoán loãng xương, đánh giá nguy cơ gãy xương do loãng xương. Nguy cơ gãy xương bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, trọng lượng cơ thể, tiền sử cá nhân hay gia đình bị gãy xương và các vấn đề về lối sống như hút thuốc lá và uống rượu quá mức. Những yếu tố này được xem xét khi bác sĩ quyết định bệnh nhân cần được điều trị.

Kỹ thuật này thường chuẩn bị ít hoặc không cần có sự chuẩn bị đặc biệt. Bệnh nhân cần tháo trang sức, vật cản quang, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, mặc áo choàng. Không nên bổ sung canxi trong ít nhất 24 giờ trước khi tiến hành kiểm tra.

Hãy báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên biết nếu có khả năng đang mang thai hoặc nếu vừa mới chụp X-quang có barium hay tiêm chất cản quang để chụp CT hoặc đồng vị phóng xạ.

ƯU ĐIỂM CỦA DXA

» Đo mật độ xương DXA là một thủ tục đơn giản, nhanh chóng và không xâm lấn.

» Không cần gây mê.

» Lượng phóng xạ được sử dụng là cực kỳ nhỏ, ít hơn 1/10 liều chụp X quang ngực tiêu chuẩn và ít hơn một ngày tiếp xúc với bức xạ tự nhiên.

» Là tiêu chuẩn tốt nhất hiện tại để chẩn đoán loãng xương và nguy cơ gãy xương.

» Kết quả DXA giúp đưa ra quyết định liệu có cần điều trị loãng xương hay không và được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị.

» Thiết bị DXA được phổ biến rộng rãi giúp cho việc kiểm tra mật độ xương DXA thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ.

» Không còn bức xạ trong cơ thể bệnh nhân sau khi kiểm tra X-quang.

» X-quang thường không có tác dụng phụ trong kỹ thuật này

Tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, máy đo loãng xương MEDIX90 do Pháp sản xuất với công nghệ DXA hiện đại bậc nhất được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận là “tiêu chuẩn vàng“ để chẩn đoán loãng xương.


Máy đo mật độ loãng xương toàn thân MEDIX90 giúp:

  • Phân tích cấu trúc của xương hông
  • Đánh giá gãy xương cột sống
  • Quét toàn bộ cơ thể: thiết bị giúp cung cấp cho bệnh nhân một phân tích toàn diện về phân phối chất béo, và các tiêu chuẩn chiều cao so với trọng lượng, trọng lượng so với tuổi tác, CDC đường cong tăng trưởng. Với trẻ em, thiết bị sử dụng thuật toán phân tích để phát hiện và đo khối lượng xương và mật độ xương của bệnh nhân trẻ em.

                                 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG

Tính theo T – score để chẩn đoán loãng xương. T – score của một cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi làm chuẩn.

 

Chẩn đoán

Tiêu chuẩn

Bình thường - Normal

Chỉ số T- score cao hơn - 1(T>1)

Thiếu xương - Ossteopenia

Chỉ số T - score thấp hơn - 1 nhưng cao hơn - 2,5( -2,5 < T < -1,1)

Loãng xương - Osteoporosis

Chỉ số T - score thấp hơn hay bằng - 2,5 (T <= -2,5)

Loãng xương nghiêm trọng - Severe osteoporosis

Loãng xương + tiền sử gãy xương gần đây

 

Khi thấy có các dấu hiệu của loãng xương, người bệnh cần đến bệnh viện để được xác định mức độ loãng xương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bs. Nguyễn Quang Anh Tuấn – Khoa CĐHA - TDCN

 

Tạp Chí Bệnh Viện

Tạp Chí Số 3 - Niềm Tin

Tập san hình ảnh “Niềm tin 3” chuyên đề về Covid - 19, với hy vọng thông qua Tập san hình ảnh này gửi đến các đồng nghiệp, các anh chị đồng nghiệp tuyến trên, các cơ quan đóng trên địa bàn, bạn bè gần xa, các tấm lòng hảo tâm để cùng cảm nhận và sẻ chia những thông tin về những ngày chống dịch Covid – 19 tại bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.
02353747432