CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 15: CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ BẦU TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI
Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu là điều cần thực hiện ngay từ những
ngày đầu mang thai. Trong đó chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu suốt thai kỳ cần đầy
đủ dưỡng chất, đa dạng. Vậy bà bầu nên ăn gì? Bà bầu nên kiêng kỵ gì? Hãy cùng
tham khảo các bí quyết trong bài viết này nhé:
Lịch khám thai định kỳ cho bà bầu
Ngay từ
khi biết mình mang thai, việc khám thai định kỳ rất quan
trọng. Mẹ bầu cần nắm rõ lịch khám thai ở các mốc sau:
Trong 3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày), mẹ bầu cần
đi khám 2 lần để xác định tình trạng mang thai, tính ngày dự sinh và làm một số
xét nghiệm để đánh giá sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Khám lần đầu: trễ kinh 2 – 3 tuần
- Khám lần 2 lúc thai: tuần 11 – 13 tuần 6 ngày .
- Trong đó mốc khám thai quan trọng cần nhớ đi khám sàng lọc dị
tật thai nhi là tuần thứ 12.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày), mẹ bầu cần đi khám
thai đều đặn ít nhất mỗi tháng 1 lần. Nếu có biểu hiện bất thường như ra máu,
đau bụng thì nên đi khám bác sĩ. Và đừng quên mốc khám thai tuần thứ 22 để xét nghiệm, sàng lọc dị tật
thai nhi.
Đến 3 tháng cuối của thai kỳ (tính từ tuần 28 đến tuần 40) các mẹ đến tái khám
theo lịch sau:
- Tuần 29 – 32: khám 1 lần
- Tuần 32 – 35: 2 tuần khám 1 lần
- Tuần 36 – 41: 1 tuần khám 1 lần.
Trong 3
tháng cuối, bác sĩ sẽ xác định ngôi thai, ước lượng cân thai, khung chậu và
tiên lượng sinh thường hay sinh khó. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm
sóc sức khỏe cho bà bầu đúng cách và an toàn.
Trong trường hợp mẹ bầu có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, xuất huyết, ra nước ối,… nên đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Chế độ dinh dưỡng
- Thực phẩm nên ăn, nên uống
- Thực phẩm nên kiêng ăn, kiêng uống
Vệ
sinh thân thể
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi
Chế độ tập luyện
Chế độ làm việc khoa học
Dấu hiệu nguy hiểm nên đi bác sĩ
- Cảm, sốt trong
quá trình mang thai nên đi khám bác sĩ. Tránh tự mua thuốc uống ảnh hưởng
đến em bé trong bụng.
- Chảy máu trong
quá trình mang thai dễ dẫn đến dọa sảy thai.
- Đau bụng dữ dội.
- Dịch âm đạo tiết
bất thường.
- Nhức đầu,
choáng ngất, chóng mặt, tăng huyết áp, co giật.
- Bị nhiễm các bệnh
tình dục khi mang thai như HIV, giang mai, viêm vùng kín nặng,…
- Thai nhi không
có tim
thai hay thiếu vận động.
- Xuất hiện các dấu
hiệu sinh sớm hay thai quá ngày sinh.
Những điều kiêng kỵ khi mang thai
- Chế độ ăn uống,
tập luyện thiếu khoa học
- Hạn chế đi xa để
đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Không bưng bê vật
nặng trước bụng
- Không nên giơ 2
tay lên cao.
- Không đi nhanh,
leo cao hay đi cầu thang nhiều.
- Không đi giày
cao gót, không mặc quần áo chật
- Không được tự ý
dùng thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý xông
hơi bằng thuốc bắc theo dân gian.
- Tránh xa hóa chất
độc hại, không dùng nước hoa xịt cơ thể.
- Không tiếp xúc
với chó, mèo.
Những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao
- Thai phụ dưới
16 tuổi – trên 35 tuổi, thai phụ quá béo hoặc quá gầy hoặc thai phụ
có những vấn đề về tử cung. Những thai phụ này có thể bị sảy thai, dọa sảy
thai, sinh non, tỷ lệ thai dị tật cao…
- Thai phụ mắc một
số bệnh như: tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh tim, các bệnh ác tính, các bệnh
mãn tính, bệnh di truyền, bệnh đông máu, thiếu máu,… Những bệnh này sẽ gây
nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
- Mẹ bầu có tiền
sử thai sản như: tiền
sản giật, sảy thai nhiều lần, sinh
non, thai dị dạng,… cần chú ý làm theo chỉ dẫn của bác
sĩ để có một thai kỳ an toàn.
Chuẩn bị sắp sinh
Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên gia đầu ngành, giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Chắc chắn sẽ làm gia đình các mẹ bầu yên tâm và hạnh phúc nhất.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Bs. Nguyễn Quang Anh Tuấn - T3G