CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 18: BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN
BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN
Bệnh sán lá gan lớn:
loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Thổ Nhĩ Kỳ), Nam Mỹ (Achentina, Bôlivia, Ecuado, Pêru), châu Phi (Ai Cập,
Etiopia), châu Á (Hàn Quốc, Papua-niu-ghinê, Iran và một số vùng của Nhật Bản).
Loài Fasciola gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,
Hàn quốc, Philippines và Việt Nam. Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan lớn
đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền
Trung, Tây Nguyên (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia
Lai và TP. Đà Nẵng).
1. NGUYÊN
NHÂN GÂY BỆNH
Fasciola hepatica
(F.hepatica) và Fasciola gigantica (F.gigantica) là hai căn nguyên gây bệnh sán
lá gan lớn. Trong khi F.hepatica chủ yếu phân bố ở châu Âu, châu Mỹ, Đông Nam
châu Phi và Nhật Bản thì F.gigantica lại chủ yếu phân bố ở châu Phi, Đông Nam
Á, Ấn Độ và khu vực quần đảo Hawaii. Đây là loại sán có kích thước lớn nhất
trong họ sán lá, chiều dài từ 2-3cm, chiều rộng khoảng 1cm (có lẽ đây là
lý do chính để gọi là sán lá gan lớn).
2.
ĐƯỜNG
LÂY TRUYỀN BỆNH
Trứng sán có trong
đường mật của vật chủ chính. Sau đó trứng được đào thải ra ngoài theo phân dưới
dạng trứng chưa trưởng thành. Ở bên ngoài, trứng chưa trưởng thành cần phải có
môi trường nước để tiếp tục phát triển và hoàn thiện chu kỳ. Trong môi trường
nước, trứng sán tiếp tục phát triển thành phôi, sau đó tự giải phóng ra ngoài
dưới dạng ấu trùng lông (trong điều kiện thời tiết mùa hè thích hợp thời
gian này mất khoảng 2 tuần). Trùng lông di chuyển trong nước, tìm đến và xâm
nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc. Ở trong ốc, ấu trùng lông
phát triển qua các giai đoạn thành bào ấu trùng và ấu trùng. Để tiếp tục chu kỳ
các ấu trùng của sán lá gan lớn rời khỏi ốc bám vào bề mặt của các cây thủy
sinh như các loại rau, cỏ... Ấu trùng có ở bề mặt của các cây thủy sinh là giai
đoạn có khả năng gây bệnh của sán lá gan lớn. Lúc này các loại động vật ăn cỏ
ăn phải cỏ có chứa ấu trùng hoặc người không may ăn phải các loại rau, củ thủy
sinh có chứa ấu trùng thì sẽ mắc bệnh sán lá gan lớn. Điểm khác biệt của sán lá
gan lớn so với sán lá gan nhỏ và một số loại sán lá khác là có thể "phát
huy" vai trò gây bệnh ngay sau khi thoát ra khỏi vật chủ trung gian thứ
nhất là ốc chứ không đòi hỏi phải có vật chủ trung gian thứ hai.
Sau khi xâm nhập qua đường miệng, ấu trùng tới ruột non và thoát vỏ. Từ đây ấu trùng xâm nhập vào các khoang của cơ thể bằng cách xuyên qua thành ruột và nhập vào đường mật bằng cách xuyên qua nhu mô gan. Đôi khi ấu trùng tới gan bằng đường máu hoặc đường bạch huyết ở thành ruột. Ngoài gan và đường mật, ấu trùng sán lá gan lớn còn có thể xâm nhập vào phổi, tử cung, hoặc một số tổ chức liên kết. Khi đã tới được các cơ quan hay tổ chức, ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành gây bệnh, đẻ trứng để bắt đầu chu kỳ tiếp theo.
CHU TRÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN LỚN
3.
ĐẶC
ĐIỂM VÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH
Khi xâm nhập vào gan,
sán lá gan lớn gây nên các tổn thương ở gan rất nặng nề mà hậu quả là chảy máu
và hình thành sẹo. Sau khi sán đã xâm nhập vào đường mật, cùng với các tổn
thương cơ học, các hiệu ứng của độc tố sẽ làm cho thành ống mật dày lên, đường
mật giãn, tổ chức gan tổn thương thoái hóa và cuối cùng là dẫn đến xơ gan.
Ở giai đoạn sớm và
trong trường hợp số lượng sán trong đường mật chưa có nhiều, các biểu hiện của
bệnh sán lá gan lớn thường ít được chú ý. Các biểu hiện có thể gặp là đau vùng
thượng vị, sốt, nôn, tiêu chảy, ngứa. Người bệnh có thể thấy các biểu hiện này
kéo dài trong vòng vài tháng. Giai đoạn sau là các biểu hiện của tình trạng
viêm túi mật hoặc áp-xe gan. Xét nghiệm máu lúc này thường có hình ảnh của một
tình trạng nhiễm khuẩn với bạch cầu ưa axít tăng cao.
4.
CHẨN
ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Khi người bệnh có các
biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn, viêm túi mật, áp-xe gan như đã mô tả
đồng thời lại có ăn rau sống, rau tái đặc biệt là ở trong vùng đang có bệnh lưu
hành thì bệnh sán lá gan lớn là một bệnh cần phải nghĩ tới. Ngoài tổn thương ở
gan, các tổn thương ở cơ quan khác cũng phải được quan tâm. Các xét nghiệm để
hỗ trợ chẩn đoán là tìm trứng sán trong phân hoặc trong dịch tá tràng. Xét
nghiệm miễn dịch và hình thái có giá trị trong chẩn đoán.
Thuốc được lựa chọn
trong điều trị sán lá gan lớn hiện nay là triclabendazol. Tốt nhất là khi đã thấy các biểu
hiện nghi ngờ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn,
xét nghiệm và điều trị.
5.
PHÒNG
BỆNH
Bởi vì ốc là vật chủ
trung gian và ăn rau sống hay ăn phải các loại cây thủy sinh là căn
nguyên mắc bệnh nên biện pháp dự phòng đơn giản nhất là không ăn rau sống, các
loại rau, cây thủy sinh, đặc biệt trong vùng đang có bệnh lưu hành. Biện pháp
dự phòng áp dụng trong cộng đồng là quản lý, xử lý tốt phân của gia súc. Tiến
hành tiêu diệt ốc trên diện rộng khi có dịch bệnh lưu hành.
Khoa
truyền nhiễm bệnh viện Bắc Quang Nam
NGUỒN THAM KHẢO: https://vncdc.gov.vn/benh-san-la-gan-nd14535.html