CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 20: XÉT NGHIỆM MÁU CÓ TẦM SOÁT ĐƯỢC UNG THƯ?
Khám sức
khỏe định kỳ là biện pháp khoa học nhất để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản
thân, phát hiện sớm các bệnh lý đặc biệt là bệnh ung thư. Trong một số bệnh, kết
hợp khám lâm sàng, xét nghiệm máu và các xét nghiệm riêng biệt cho từng bệnh mới
đủ kết luận chẩn đoán ung thư. Vì trong nhiều trường hợp việc xét nghiệm máu
chưa đủ để phát hiện bệnh ung thư.
1. Xét nghiệm công thức máu có thể tầm soát ung thư?
Nhiều
người cho rằng các xét nghiệm máu có thể tầm soát được ung thư nên thay vì thực
hiện các phương pháp tầm soát ung thư cơ bản được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra
cho từng lứa tuổi và từng đối tượng thì nhiều bệnh nhân tự đi thực hiện xét
nghiệm máu để xác định mình có đang có bị ung thư hay không?
Thực
tế, khi tế bào ung thư phát triển sẽ sinh ra một số chất vào trong máu, do đó,
khi nồng độ một chất nào đó tăng cao thì có thể bệnh nhân đã bị ung thư:
·
Xét
nghiệm CEA tăng cao có thể bị ung thư đại tràng
·
Chỉ số AFP tăng cao có thể bị ung thư gan
·
Chỉ
số CA125 tăng cao có thể bị ung thư buồng trứng
·
Chỉ số CA 19-9 tăng cao có
thể bị ung thư dạ dày, tụy, ruột,....
·
Xét nghiệm DR 70 tầm soát
13 loại ung thư
Theo
kết luận từ rất nhiều nghiên cứu về các dấu ấn ung thư đều
khẳng định răng không có một xét nghiệm máu nào có thể cho kết quả đáng tin cậy
trong khảo sát, phát hiện sớm ung thư. Nhiều bằng chứng cho thấy chất CEA cũng
tăng cao trong các trường hợp viêm loét ruột hoặc bệnh nhân hút nhiều
thuốc, AFP tăng khi bệnh nhân bị viêm gan, CA 125 tăng
trong nhiều trạng thái lành tính khác của phụ nữ như lạc nội mạc tử cung, xét
nghiệm PSA thường dùng nhất cho ung thư tiền liệt tuyến cũng sẽ bị thay đổi khi bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt.
Chính vì thế, việc truy tìm dấu ấn ung thư thường được sử dụng
trong các trường hợp theo dõi điều trị ung thư hoặc bổ sung thêm thông tin khi
bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư cao chứ không thể thực hiện trên người khỏe
mạnh để tầm soát ung thư.
Hầu như không có một xét nghiệm máu đơn độc nào có giá trị trong tầm soát ung thư cho mọi đối tượng. Ung thư giai đoạn rất sớm với bướu còn nhỏ hầu hết không tạo ra đủ lượng trong máu để có thể phát hiện được khi làm xét nghiệm. Trong cơ thể người đã có ung thư nhỏ mà hầu hết dấu hiệu sinh học bướu không tăng. Như vậy chúng ta đã bỏ sót ung thư khi làm xét nghiệm máu, nghĩa là khả năng phát hiện bệnh thấp mà trong y học gọi là độ nhạy thấp, âm tính giả cao.
Chất
chỉ điểm ung thư
2. Vai trò của các phương pháp tầm soát ung thư
Ở các nước tiên tiến, bệnh nhân có thời
gian trao đổi các vấn đề sức khỏe, bệnh sử bản thân và gia đình cho bác sĩ.
Trên cơ sở đó và qua quá trình kiểm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân
nên thực hiện các xét nghiệm nào cho phù hợp với lứa tuổi, nguy cơ của bệnh
nhân đồng thời tư vấn các thói quen trong sinh hoạt (ăn uống, tập thể dục, chơi
thể thao, tiêm phòng...) để có những tác động tốt đến sức khỏe.
Sau khi có kết quả các xét nghiệm, bệnh
nhân sẽ gặp lại bác sĩ đa khoa để được tư vấn và hướng dẫn cách theo dõi, điều
trị các bất thường. Bệnh nhân chỉ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa khi có chỉ định
giới thiệu từ bác sĩ đa khoa.
Trong khám tổng quát không nên lạm dụng
nhiều xét nghiệm máu. Các dấu ấn ung thư có thể tăng trong các bệnh lành
tính, không phải ung thư, có nghĩa là khi dấu ấn ung thư tăng nhưng không phải
do ung thư mà do các bệnh lành tính gây ra, nghĩa là độ đặc hiệu thấp, dương
tính giả cao.
Nhiều người quan niệm, xét nghiệm dấu ấn
ung thư nếu tăng thì sẽ đi làm xét nghiệm khác để xác định. Điều này không đủ
và bỏ sót rất nhiều vì khả năng dấu hiệu sinh học bướu tăng khi ung thư còn nhỏ
là rất thấp. Mặt khác, khi dấu hiệu sinh học bướu tăng mà kết luận có ung thư
là không chính xác hoặc làm thêm các xét nghiệm khác để truy tìm ung thư sẽ gây
tốn kém hoặc gây lo lắng quá mức.
Do đó, nên tầm soát ung thư với
đối tượng nguy cơ cao là những người trong gia đình có người bị ung thư, thuộc
nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao, những người có tiếp xúc yếu tố nguy cơ cao gây
ung thư. Có thể tầm soát theo chương trình là tầm soát cho một nhóm người trong
dân số nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư thường gặp hay tầm soát cá nhân là
những người trong nhóm nguy cơ nhận thức được ích lợi của tầm soát và tự đi tầm
soát.
Các loại tổn thương có thể phát hiện khi tầm soát bao gồm không có bất thường nào, tổn thương lành tính, tổn thương tiền ung thư, tổn thương nghi ngờ ung thư thấp, tổn thương nghi ngờ ung thư cao. Các tổn thương tiền ung thư là những tổn thương có khả năng chuyển thành ung thư sau nhiều năm. Các tổn thương nghi ngờ ung thư thấp đa số sẽ được theo dõi và đánh giá lại trong thời gian ngắn. Tổn thương nghi ngờ ung thư cao sẽ được lấy mẫu tế bào (mẫu nhỏ) hoặc mẫu mô (mẫu lớn) để xác định ung thư.
Tế
bào ung thư
Mỗi người nên
thực hiện việc tầm soát ung thư càng sớm càng tốt, nên lặp lại định kỳ 6 tháng,
1 năm, 2 năm... tùy theo loại ung thư. Ngoài ra, chưa đến kỳ tầm soát nhưng có
bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư thì nên đi khám chuyên khoa ngay. Tầm soát
ung thư định kỳ và đúng phương pháp giúp phát hiện tổn thương tiền ung thư và
ung thư giai đoạn rất sớm, sẽ đem đến cơ hội chữa khỏi bệnh rất cao và ít tốn
kém.
CN
Bùi Thu Huyền – T3G