CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 31: HỘI CHỨNG SƯƠNG MÙ NÃO SAU DI CHỨNG COVID-19 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
HỘI CHỨNG SƯƠNG MÙ NÃO DI CHỨNG SAU COVID – 19
CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
80%
người bệnh COVID – 19 sau khi âm tính sẽ gặp các vấn đề nhận thức và trí nhớ,
trong đó phổ biến nhất là hội chứng sương mù não. Vậy hội chứng sương mù não là
gì? Sương mù não sau COVID – 19 có nguy hiểm không? Bài viết hôm nay sẽ cung
cấp tất cả những thông tin bạn cần biết.
Sương mù não
– Di chứng thần kinh phổ biến hậu COVID – 19
1. Sương mù não sau COVID -19 là gì?
Sương mù não sau COVID –19 (sương
mù não)
không phải một bệnh lý mà là tập hợp các triệu chứng thần kinh liên quan
đến nhận thức, bao gồm suy giảm trí nhớ, tinh thần kém minh mẫn, kém tập trung
hoặc không có khả năng tập trung…
Các
số liệu báo cáo cho thấy triệu chứng sương mù não kéo dài hàng tuần, thậm chí
là hàng tháng sau khi các triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi – đặc trưng của bệnh
COVID – 19 biến mất.
2. Triệu chứng sương mù não sau COVID – 19 có nguy hiểm
không?
Triệu chứng sương mù não do lo lắng, căng
thẳng quá độ là tình trạng bình thường, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu
triệu chứng sương mù não thường xuyên xuất hiện mà không được điều trị kịp thời
thì có thể dẫn đến các bệnh lý khác như Parkinson, mất trí nhớ hay Alzheimer.
Nếu
bạn nhận thấy triệu chứng như:
·
Khó nhớ những thông tin bạn vừa đọc.
·
Khó tập trung/ hay quên khi làm việc, học tập.
·
Khó nghĩ ra từ đúng.
·
Bước vào một căn phòng và không nhớ vì sao mình đến đó.
·
Quên công thức nấu ăn.
·
Thường xuyên phân tâm/ mệt mỏi khi làm việc.
Đó
có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng sương mù não, hãy đi thăm khám sớm tại các
cơ sở y tế.
3. Nguyên nhân gây sương mù não sau COVID – 19
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng
sương mù não sau COVID -19, bao gồm cả yếu tố bệnh lý và yếu tố tâm lý:
· Virus SARS – Cov – 2 xâm nhập vào các tế bào thông qua
enzyme angiotensin 2 (ACE2) và tấn công hệ thần kinh (mô não) của người bệnh.
Từ đó làm phát triển biến chứng, suy giảm ý thức và gây ra các bệnh lý về não ở
người mắc COVID – 19.
·
Suy giảm lượng máu nuôi dưỡng tế bào thần kinh dẫn đến rối
loạn tâm thần, nhận thức.
· Hệ thống miễn dịch sản sinh quá nhiều cytokine gây viêm các
chất lỏng xung quanh não gây cản trở hoạt động của tế bào thần kinh. Đây là một
nhân tố góp phần gây ra chứng sương mù não.
· Các yếu tố khác: Chất lượng giấc ngủ kém, trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc…
Virus SARS – Cov – 2 là một trong
những nguyên nhân gây sương mù não và các tổn thương thần kinh
4. Giải pháp cho người bệnh sương mù não sau COVID – 19?
Cách điều trị hội chứng sương mù hiệu quả
là kết hợp thay đổi lối sống và bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường chức năng
não bộ, cụ thể là:
·
Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
·
Tránh sử dụng rượu và thuốc lá sẽ giúp giảm phản ứng viêm
trong não.
·
Tập thể dục 30 phút/ngày và duy trì 5 ngày/tuần.
· Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chống oxy hóa như trái
cây tươi và các loại rau quả nhiều màu sắc (rau chân vịt, súp lơ xanh, cà chua,
cà rốt), thực phẩm giàu Omega – 3 (cá thu, cá trích, cá hồi, cá mòi)…
· Sử dụng các thảo dược bảo vệ thần kinh như Thiên ma, Câu đằng. Nghiên cứu cho thấy, Thiên ma và Câu đằng
giúp ức chế các độc tố kích thích thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa,
đồng thời đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng giúp tăng cường chức năng của
tế bào thần kinh.
Hội
chứng sương mù não có thể kéo dài vài tuần, vài tháng sau khi người nhiễm COVID
– 19 khỏi bệnh. Thậm chí sương mù não có thể là nguyên nhân tiềm ẩn cho các
bệnh lý mãn tính như Parkinson, Alzheimer… nếu không được điều trị sớm. Áp dụng sớm những
phương pháp bảo vệ, phục hồi não bộ trong bài viết sẽ giúp giảm nguy cơ gặp
biến chứng thần kinh nguy hiểm cho người bệnh.
CNĐD. Nguyễn Thị Ly - T3G
Nguồn: https://runtaychan.co/wp-content/uploads/2022/03/VLK-2403-02.jpg