CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 39: BỆNH KÝ SINH TRÙNG: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
BỆNH KÝ SINH TRÙNG: NHỮNG ĐIỀU CẦN
BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
1.
Bệnh ký sinh trùng là gì?
Nhiễm ký sinh trùng là
bệnh lý do các
loại giun, sán, bọ chét, chí, ve, rận… sống ký sinh ở người thông qua các đường
lây nhiễm như lây qua đất, qua da, đường tiêu hóa, từ động vật sang người…
2.
Mức độ phổ biến của bệnh như thế nào?
Bệnh nhiễm ký sinh trùng – Giun sán là 1 bệnh
phổ biến trên toàn thế giới không chỉ riêng Việt Nam. Theo thống kê của Viện
Sốt Rét - Ký Sinh Trùng - Côn Trùng Trung Ương thì cứ 10 người Việt Nam
thì có khoảng 7,8 người bị nhiễm giun sán.
3.
Các bệnh ký sinh trùng
thường gặp?
Các loại giun sán kí sinh ở người
chia làm 2 loại chính: Giun sán kí sinh trong ruột gồm có: giun đũa, giun lươn,
giun kim… Giun sán ký sinh ngoài ruột (trong máu, dưới da, niêm mạc, tim, gan,
phổi, não…): ấu trùng giun đũa chó, mèo, sán lá gan lớn, sán lá gan bé, sán dây
lợn, …
4.
Con đường lây truyền của các loài ký sinh
trùng?
Ký sinh trùng có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau như: tiêu hóa, bề mặt da, lây qua máu, động vật, côn trùng…Nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa là hay gặp nhất: Ký sinh trùng có thể có mặt trong thực phẩm hoặc nguồn nước, khi chúng ta ăn thực phẩm chưa nấu chín, nước uống chưa nấu sôi. Nhiễm ký sinh trùng khi tiếp xúc bề mặt da: Một số loài ký sinh trùng tấn công vào cơ thể chúng ta thông qua tiếp xúc bề mặt da như bọ chét, chí, rận, ve…
5.
Dấu hiệu
khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng?
-
Bệnh về da như phát ban đỏ, chàm, mề đay và các dạng dị ứng da
khác.
-
Tiêu hóa
kém: Vấn đề tiêu hóa kém chính là một trong những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng đường ruột, chúng có thể gây viêm và tiêu chảy mạn tính. Thậm chí, ký sinh trùng sinh trưởng còn thải
chất độc hại gây nên tình trạng táo bón mạn tính, đầy hơi, nôn và cảm giác bỏng rát trong dạ
dày.
-
Ngứa hậu
môn: Giun kim là loài ký sinh trùng gây ra hiện tượng ngứa hậu môn. Giun kim đẻ trứng ở ngoài cơ thể, thông thường là xung
quanh hậu môn, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
-
Mệt mỏi: Điều này chủ yếu liên quan đến giun đường ruột làm suy giảm chất dinh dưỡng
bằng cách chúng ăn hết các thức ăn bổ dưỡng đi vào cơ thể.
-
Luôn có cảm giác thèm ăn: Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn tới sự thay đổi đột ngột trong
thói quen ăn uống, cụ thể là là cảm giác thèm ăn luôn thường trực. Thực tế,
việc bạn ăn nhiều hơn bình thường cùng với việc giảm cân thường là một dấu
hiệu khi cơ thể bị nhiễm sán dây hoặc giun tròn. Lý do là khi ký sinh trùng
tiêu thụ một lượng thực phẩm của người bị nhiễm bệnh, nên sẽ khiến người bệnh
luôn cảm thấy đói. Mặc dù ăn nhiều nhưng cơ thể lại không hấp thu được gì cả.
-
Nghiến răng: Một nghiên cứu sức khỏe được tiến hành ở nước Mỹ năm 2010
đã khẳng định mối tương quan giữa nhiễm ký sinh đường ruột và tật nghiến răng ở
trẻ nhỏ trong lúc ngủ.
-
Thiếu máu: Sự lây nhiễm của giun tròn đường ruột hoặc giun đũa có thể
dẫn đến thiếu chất sắt trong cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu.
6.
Xét nghiệm kí sinh trùng
là gì?
Xét nghiệm ký sinh trùng gồm nhiều phương pháp khác nhau nhằm phát hiện sự có mặt của các loại ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể, từ đó tìm ra cách loại bỏ chúng. Khi thăm khám, tùy theo triệu chứng lâm sàng, diễn biến bệnh, tính chất dịch tễ của địa phương mà người bệnh đang sinh sống, chỉ định phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng phù hợp cho từng bệnh nhân.
7.
Các loại xét nghiệm ký sinh trùng
-
Xét nghiệm
máu để tìm ký sinh trùng
+ Xét nghiệm
miễn dịch học: ký sinh trùng sau khi xâm nhập sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra
các kháng thể đặc hiệu. Các xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng để tìm kháng
thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng sinh ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh
trùng.
+ Phết máu
ngoại vi làm tiêu bản: khi nghi ngờ người bệnh mắc các loại ký sinh trùng trong máu, có thể chỉ định
làm kỹ thuật phết máu lên tiêu bản, tiêu bản sau đó được nhuộm bằng các kỹ thuật
thích hợp và soi dưới kính hiển vi tìm
ký sinh trùng.
+ Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: có một số ký sinh trùng khi xâm nhập cơ thể
sẽ gây các biến đổi đặc trưng trong công thức máu. Như khi nhiễm sán lá gan lớn, bạch cầu ái toan
thường tăng hơn 5% tổng số bạch cầu (bình thường bạch cầu ái toan chỉ chiếm
1-3%), có trường hợp có thể tăng đến 80%. Kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi là một yếu tố để phối hợp chẩn đoán.
-
Xét nghiệm
mẫu da, tóc, móng: Lấy mẫu bệnh phẩm tại vị trí nghi ngờ nhiễm ký
sinh trùng như tại da, tóc,
móng,... Các mẫu bệnh phẩm được lấy theo các kỹ thuật phù hợp. Mẫu bệnh phẩm
sau khi lấy có thể nhỏ 1-2 giọt hóa chất và soi tươi dưới kính hiển vi hoặc xử
lý bằng KOH, nhuộm để soi tìm ký
sinh trùng,...
-
Trong trường hợp các phương pháp xét nghiệm
thông thường không phát hiện ra mầm bệnh hoặc kết quả xét nghiệm còn nghi ngờ, có thể
thực
hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi. Phương pháp này
thường được sử dụng để tìm ký sinh trùng ký sinh trong nội tạng.
-
Ngoài ra, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
khác như: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, quét tia X trên máy tính (CAT),...
cũng được sử dụng để tìm ký sinh trùng khi nghi ngờ chúng gây tổn thương các cơ
quan trong cơ thể như tim, phổi,
não, ruột, cơ,...
8.
Điều trị bệnh ký sinh
trùng như thế nào?
Nguyên
tắc điều trị khi bị nhiễm giun là chọn những loại thuốc có tác dụng với nhiều
loại giun, ít độc và chỉ cần dùng một liều duy nhất đã mang lại hiệu quả cao.
WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) mà không cần chẩn đoán trước cho tất cả những người có nguy cơ sống ở vùng lưu hành. Điều trị nên được đưa ra mỗi năm một lần khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 20% và hai lần một năm khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 50%. Can thiệp này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách giảm số lượng giun.
Điều trị định kỳ nhằm mục đích giảm mức độ nhiễm kí sinh trùng, và để bảo vệ những người có nguy cơ mắc giun. Tẩy giun có thể dễ dàng tích hợp với các ngày sức khỏe trẻ em hoặc các chương trình bổ sung cho trẻ mẫu giáo, hoặc tích hợp với các chương trình y tế học đường. Các trường học nên thúc đẩy giáo dục các hoạt động vệ sinh cá nhân như hoạt động rửa tay, vệ sinh trường học.
Các thuốc điều trị giun sán sử dụng phổ biến trên lâm sàng: Mebendazole, Praziquantel, Albendazole,…
Lưu ý: thông thường thuốc tẩy giun thường dùng cho trẻ trên 2 tuổi trở lên. Albendazole, Mebendazole chống chỉ định cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu và cần hết sức thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Những người suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Một
số vấn đề cần lưu ý sau khi dùng thuốc: Theo
dõi dị ứng do thuốc, và hiện tượng đề kháng thuốc giun sán. Cần theo dõi chặt chẽ sau khi dùng thuốc cho
trẻ dưới 4 tuổi. Điều trị giun kim cho trẻ
em cần phải phối hợp với vệ sinh hậu môn và điều trị cho cộng đồng trong gia
đình (hoặc nhà trẻ) cùng một thời gian.
9.
Phòng ngừa nhiễm ký
sinh trùng bằng cách nào?
Cần thực hiện tốt những phương pháp phòng ngừa
nhiễm giun sau:
-
Ăn chín, uống sôi: chỉ ăn những loại thực
phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cần nấu chín
thực phẩm trước khi ăn, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống,
trái cây nên được rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, thức ăn khi chưa ăn cần đậy
kín;
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân: cắt ngắn móng tay,
rửa tay và hậu môn bằng xà phòng sau mỗi lần đi đại tiện, đại tiện đúng nơi,
đảm bảo vệ sinh và tuyệt đối không đi chân đất khi ra khỏi nhà;
-
Giữ vệ sinh môi trường sống: vệ sinh sạch sẽ
nơi ở, bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không dùng phân chưa
xử lý để tưới bón cây trồng;
- Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu trong nhà
có người bị nhiễm giun nên tẩy giun cho cả gia đình.
- Giáo dục sức khỏe và vệ sinh, làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.
Bs. Trần Thị Nhung - Khoa
Nội tổng hợp