NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là bệnh
rối loạn chuyển hóa cacbohydrat (đường) do hormon insulin của tuyến tụy tiết ra
bị thiếu (tương đối hoặc tuyệt đối), hoặc do giảm/mất tác động hiệu quả lên mô
đích (kháng insulin). Hậu quả đưa đến tình trạng đường (glucose) trong máu cao,
vượt ngưỡng đường của thận, nước tiểu có đường, trong thời gian dài gây biến
chứng mạch máu trầm trọng ở tất cả các cơ quan trong cơ thể.
1. Vai trò đường glucose trong cơ thể
Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính nuôi cơ thể, được chuyển
hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào mỗi ngày. Trong máu của con người
luôn có một lượng glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các
hoạt động hàng ngày; đặc biệt các cơ quan như não, tim, thận nguồn năng lượng
chính để sử dụng cho hoạt động là glucose máu, các cơ quan quý tộc này rất nhạy
cảm và tổn thương khi thiếu năng lượng glucose cung cấp.
2.
Chỉ
số glucose của người bình thường là bao nhiêu?
Giá trị đường huyết bình thường dao động ở các thời điểm có trị số
khác nhau:
90 - 130mg/dl (5 - 7,2mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn;
Dưới 180mg/dl (10mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng;
100 - 150mg/dl (6 - 8,3mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.
Đo trị số glucose của mình ở những khoảng thời gian này và đối
chiếu với chỉ số trên để biết mình có mắc bệnh đái tháo đường hay không?
3.
Khi
nào bị bệnh đái tháo đường?
Chỉ số glucose lúc đói (trong khoảng từ 8 tiếng chưa ăn trở lên)
là 126mg/dl (7mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị đái tháo đường. Bạn cần đo 2
lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những
dao động không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới
110mg/dl (6,1mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn.
Nếu mức glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126mg/dl (6,1 -
7mmol/l) thì bạn trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói, đây là giai
đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số glucose như thế này sẽ mắc
bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm. Nếu bạn đang trong khoảng chỉ số này thì cần
có lộ trình điều trị, tiết chế, vận động phù hợp, tránh diễn tiến bệnh đái tháo
đường về sau.
Nếu bạn bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì cũng
không nên quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế chất đường, giữ cân
nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn,
hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết tốt, giúp bạn sống khỏe mạnh bình
thường.
4.
Dấu
hiệu nhận biết sớm đái tháo đường:
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu rất khó xác
định do không điển hình và dễ nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh khác. Tuy
nhiên, nếu chúng ta quan tâm và biết cách kiểm soát tốt sức khỏe, thì có thể
phát hiện được bệnh đái tháo đường từ rất sớm. Việc phát hiện sớm và điều trị
bệnh kịp thời, liên tục sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh lý
võng mạc gây mù mắt, bệnh lý thận gây suy thận, bệnh lý mạch máu ngoại vi dẫn
đến đoạn chi và các biến chứng nghiêm trọng khác từ bệnh đái tháo đường. Dấu
hiệu phát hiện sớm bệnh đái tháo đường:
1. Khát nước và uống nước nhiều:
Triệu chứng đầu tiên khi mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ cảm thấy
khát hơn bình thường. Tuy nhiên, cần phân biệt với tình trạng khát nước uống
nhiều nước do mất nước.
2. Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao:
Nếu bạn đi tiểu nhiều cùng với lượng nước tiểu nhiều hơn bình
thường, chất lượng nước tiểu bình thường, tiểu không gắt buốt… đó là dấu hiệu sớm nghĩ đến bệnh đái tháo đường.
3. Mệt mỏi thường xuyên, cơ thể yếu kém:
Trong giai đoạn mắc bệnh đái tháo đường, lượng glucose vẫn sẽ lưu
thông trong cơ thể bạn. Nhưng do thiếu insulin, glucose sẽ không được chuyển
hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Mặt khác, do mất nhiều năng lượng do
đào thải glucose qua đường tiểu nên dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể, suy
nhược.
4. Ăn nhiều nhưng sụt cân:
Glucose trong máu người bị đái tháo đường tăng cao, không thể sử
dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng
tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến sụt cân đột ngột. Người
bệnh ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mà lại gầy sút cân nhanh.
5. Tầm nhìn giảm sút:
Thị lực của bạn không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòa
không rõ. Bạn cần phải đi khám mắt và kiểm tra đường huyết để xác định bệnh đái
tháo đường ảnh hưởng đến mạch máu võng mạc.
6. Viêm nướu:
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương,
khiến cho cơ thể yếu đi và khó chống lại vi khuẩn. Khi đó, lợi sẽ là nơi nhận
ảnh hưởng nhiều nhất, viêm nướu, viêm họng, nấm…thường xuyên.
7. Xuất hiện nhiều vết thâm nám:
Bệnh đái tháo đường đồng nghĩa với sức khỏe làn da bị ảnh hưởng,
trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những
nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.
8. Vết thương lâu lành:
Người bệnh đái tháo đường có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, tổn
thương lòng mạch, tắc mạch máu hoại tử cơ quan bộ phận, vì thế dẫn đến việc các
vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử nhiễm trùng.
9. Rối loại cương dương:
Tình trạng thất bại thường xuyên trong quan hệ vợ chồng, trên bảo
dưới không nghe đến từ nguyên nhân do đường trong máu cao kéo dài mất kiểm
soát.
Để giữ gìn sức khỏe, các bạn thường xuyên luyện tập thể dục ít
nhất 30 phút mỗi ngày, tránh stress, giữ nếp sống lạc quan yêu đời và cười thật
nhiều nhé. Bệnh đái tháo đường là bệnh mắc phải, hoàn toàn có thể phòng, chống
được, tập luyện, ăn uống hợp lý có thể phòng, chống căn bệnh đái tháo đường.
Theo đó, các bạn cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Xét nghiệm đường
máu là cách duy nhất phát hiện bệnh đái tháo đường.
Bs. Nguyễn Quang Anh Tuấn – CĐHA.TDCN