CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Rối
loạn tiền đình là một hội chứng gây nên bởi các tổn thương từ hệ thần kinh,
tai, mắt, tim mạch. Người bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do
thiếu máu não, có nguy cơ bị đột qụy cao. Do đó người bị rối loạn tiền đình cần
phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp để điều trị bệnh hiệu quả.
1.
Bệnh
nhân Rối loạn tiền đình Nên ăn gì?
Bổ sung các loại vitamin là rất cần thiết đối với người bị rối loạn tiền đình. Chúng sẽ góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình của người bệnh. Sau đây là một số vitamin thích hợp cho người bị rối loạn tiền đình.
1.1.
Vitamin B6
Vitamin B6 có
vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng tới
hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Đây cũng là
một trong những triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy người bệnh
cần bổ sung loại vitamin này để khắc phục tình trạng kể trên.
Những thực phẩm
chứa nhiều vitamin B6:
- Thịt gà bỏ da,
cá,…
- Các loại trái
cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân,…
- Ngũ cốc, khoai
tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,…
1.2.
Vitamin C
Bổ sung đầy đủ
vitamin C là cách để giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn
tiền đình gây nên. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 600mg vitamin C mỗi ngày,
kết hợp với các hợp chất khác trong 8 tuần giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền
đình.
Những thực phẩm
chứa nhiều vitamin C:
Vitamin C có
nhiều trong rau và trái cây như quả có múi (cam, chanh, bưởi,…), kiwi, dứa, súp
lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…
1.2.
Vitamin D
Vitamin D giúp
khắc phục xơ cứng tai - một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền
đình. Vì vậy mà bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết rất quan trọng đối với
người bệnh. Chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.
Những thực phẩm
chứa nhiều vitamin D:
- Cá, trứng,
sữa.
- Các loại ngũ
cốc.
- Các chế phẩm
từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành,…).
- Nước cam ép,
nấm,…
1.4. Folate
Acid folic giúp
giảm bớt các vấn đề về cân bằng ở người lớn tuổi do có tác dụng sửa chữa những
khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình.
Những thực phẩm
chứa nhiều folate:
- Rau màu xanh
đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…
- Các loại hạt:
Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…
- Các loại đậu:
Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…
- Trái cây họ
cam, quýt.
Ngoài ra, người
bị rối loạn tiền đình nên ăn nhạt, tránh các thực phẩm nhiều đường và muối.
2.
Bệnh
nhân Rối loạn tiền đình Nên kiêng gì?
2.1. Ăn ít chất béo
Người rối loạn
tiền đình kiêng chất béo. Nguyên nhân bởi nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể sẽ
khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh rối
loạn tiền đình.
Người bị rối
loạn tiền đình nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo sau: Mỡ động vật
(lợn, bò,…), kem sữa bò,… Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, dễ làm
tắc tĩnh mạch.
Chỉ nên ăn thịt
nạc. Ăn ít thịt đỏ. Ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Khi sử dụng sữa và các chế
phẩm từ sữa nên chọn loại tách béo hoặc làm từ sữa gầy.
Nên dùng ít các
loại dầu cọ, dầu dừa, bánh kem, chocolat,…
2.2.
Các loại đồ uống nên tránh
Người bị rối
loạn tiền đình kiêng những đồ uống có chứa chất kích thích như cafein. Chúng sẽ
làm triệu chứng ù tai ở người bị rối loạn tiền đình tăng lên.
Không nên sử
dụng rượu, bia. Chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu, làm
ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
2.3. Các loại thuốc tránh sử dụng
- Thuốc kháng
axit. Nguyên nhân do những loại thuốc này chứa nhiều natri.
- Thuốc kháng
viêm như Ibuprofen. Chúng có thể gây ứ nước và mất cân bằng điện giải.
- Nicotine trong
thuốc lá vì nó sẽ làm giảm lượng máu được cung cấp đến tai./.
BSCK1. Nguyễn Quang Anh Tuấn – T3G