CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP DÀNH CHO NGƯỜI BỊ HP DẠ DÀY?
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị ở người bị HP dạ dày. Một số thực phẩm được xem là “hung thần” đối với vi khuẩn HP, nhưng cũng có một số thực phẩm có hại cho dạ dày và có thể khiến HP tăng sinh mạnh, khó điều trị. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HP dạ dày.
I. Thực phẩm “khắc tinh” của vi khuẩn HP
Nhiễm vi
khuẩn HP dạ dày khiến
người bệnh có nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh lý đường tiêu hoá
khác. HP gây bệnh âm thầm và diễn tiến chậm trong nhiều năm. Ở những người điều trị HP dạ dày,
ngoài liệu trình kháng sinh và thuốc hỗ trợ thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai
trò quan trọng.
Người bệnh cần sớm thực
hiện thăm khám bác
sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến
chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
Một số loại
thực phẩm được khuyến cáo chứa các thành phần có khả năng chống lại vi khuẩn HP,
làm giảm khả năng hoạt động và tiêu diệt chúng như:
1. Các loại rau củ quả
Rau củ quả
như súp lơ, bắp cải, táo, quả mâm xôi, dâu tây, ớt chuông, cà rốt, rau lá xanh…
có khả năng chống oxy hoá tốt, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó chống
lại hoạt động của vi khuẩn cũng như các phản ứng nhiễm trùng trong cơ thể.
Chính vì vậy, người bị HP dạ dày nên bổ sung những thực phẩm này trong chế độ
ăn hàng ngày để tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng bệnh và ngăn
ngừa nguy cơ các bệnh lý dạ dày.
Theo các
nghiên cứu, trong bông cải xanh cũng chứa hợp chất sulforaphane, được chứng
minh có khả năng cản trở hoạt động gây hại của vi khuẩn HP. Vitamin B và canxi
trong các loại rau củ cũng cần thiết cho bệnh nhân điều trị HP dạ dày.
2. Sữa chua và chế phẩm từ sữa
Các loại
sữa, sữa chua và chế phẩm lên men từ sữa có khả năng kích thích hoạt động của
hệ tiêu hoá. Người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn, giảm triệu chứng bệnh lý dạ
dày.
3. Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh
Chất béo
lành mạnh là các loại chất béo như omega 3, omega 6,… có tác dụng tối trong
việc cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời giảm khả năng viêm nhiễm, hỗ
trợ làm lành niêm mạc đang tổn thương.
Omega 3,
omega 6,… giúp bảo vệ tế bào khỏi quá trình xâm lấn của các gốc tự do, quá
trình biến đổi cấu trúc ADN gây bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, người bị HP dạ dày
cần bổ sung nhóm thực phẩm này trong chế độ ăn. Thực phẩm giàu chất béo như: cá
hồi, cá thu, đậu nành, hạt chia, hàu,…
4. Thực phẩm giàu chế phẩm sinh học
Các bệnh
nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP đang điều trị kháng sinh được xem xét cân
nhắc bổ sung men vi sinh để tăng hiệu quả điều trị và giảm các tác dụng phụ do
sử dụng kháng sinh.
Bổ sung các
lợi khuẩn tốt cho sức khỏe hệ tiêu hoá, hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm HP và
giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Tuy nhiên, việc sử dụng nên đảm bảo
theo chỉ định của bác sĩ.
5. Các loại dược liệu tự nhiên
Mật ong,
nghệ, tỏi, trà xanh khử cafein, dầu olive, các loại dầu thực vật, cam thảo… đều
là những thực phẩm tốt cho người nhiễm vi khuẩn HP. Các loại dược liệu tự nhiên
không chỉ là thuốc mà còn có tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng cho người đang
điều trị HP.
II. Bị vi khuẩn HP dạ dày kiêng gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm
có lợi cho điều trị HP dạ dày thì cũng có các loại thực phẩm
không tốt cho người bị HP dạ dày mà bạn cần tránh xa, như:
1. Nhóm trái cây họ Cam, quýt
Các loại
trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh, cà chua… hay những loại quả có múi khác
đều chứa rất nhiều acid. Người bị hP dạ dày sử dụng sẽ làm tăng lượng acid có
trong dạ dày và khiến các vết loét tại niêm mạc trở nên trầm trọng hơn.
Đây là tác
nhân khiến HP có cơ hội bùng phát mạnh mẽ và dai dẳng khó điều trị. Do đó,
người bệnh nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm này.
2. Socola
Socola chứa
nhiều cafein – một loại chết có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm dạ dày có
cảm giác nóng rát, đặc biệt khi có vi khuẩn HP trong dạ dày. Ngoài ra, trong
socola cũng có thêm đường – các loại đồ ngọt không tốt cho những vết sưng viêm
tại niêm mạc, khiến vết loét lâu lành hoặc thậm chí gây viêm loét nặng
hơn.
3. Thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh
Các loại đồ
ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn đều chứa chất béo không bão hoà, không tốt cho
tiêu hoá ở dạ dày (dạ dày phải làm việc với công suất lớn). Điều này khiến
người bị HP dạ dày thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, ảnh hưởng quá
trình hồi phục tại niêm mạc.
Ngoài ra
tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt cho cân nặng, tăng nguy
cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường…
4. Nhóm gia vị cay nóng
Các loại gia
vị cay nóng như tiêu, ớt, tương ớt, mù tạt,… gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ
dạ dày.
5. Thực phẩm nhiều muối
Người bị HP
dạ dày cũng cần giảm bớt lượng muối tiêu thụ trong chế độ dinh dưỡng. Muối đi
vào cơ thể sẽ làm rối loạn độ nhớt, thay đổi tính chất lớp màng nhầy bảo vệ
niêm mạc dạ dày. Do đó khiến co vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày,
biến đổi gen và làm vết loét trở nên trầm trọng hơn.
6. Đồ uống có cồn
Lạm dụng đồ
uống có cồn như rượu, bia không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, sức đề
kháng, hệ tiêu hoá mà còn nguy hại trực tiếp đến dạ dày. Chúng khiến bệnh lý ở
dạ dày trở nên nghiêm trọng, vết loét lan rộng và tăng nguy cơ ung thư dạ
dày.
ngoài ra,
người bệnh cũng cần xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục thể
thao, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc khi có triệu chứng nghi
ngờ nhiễm HP,… để kịp thời phát hiện và điều trị sớm nhất.
Nắm được kiến thức về chế độ
dinh dưỡng cho người bị HP dạ dày giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong thời
gian điều trị. Hy vọng bài viết giúp bạn trang bị thêm những kiến thức bổ ích
về HP và nên ăn gì, kiêng gì khi bị HP dạ dày. Mọi thông tin cần tư vấn, giải
đáp liên hệ Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, chúng tôi có
đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về các bệnh lý và dinh dưỡng bệnh lý.
CNĐD Nguyễn Thị Ly- Tổ T3G