CHĂM SÓC TRẺ NHIỄM SIÊU VI
Các
bệnh do siêu vi gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị
triệu chứng, đối với sốt siêu vi hay nhiễm siêu vi ở trẻ em cũng vậy. Do đó,
các biện pháp thường áp dụng là:
1. Chăm sóc trẻ sốt
- Cởi bỏ bớt chăn mền, quần
áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm
sốt
- Cho thuốc hạ sốt ở trẻ có
nhiệt độ > 380C. Thuốc được chọn là acetaminophen (paracetamol) vì đây là
thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít
tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10 – 15 mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu
trẻ còn sốt.
- Lau mát bằng nước ấm (nuớc
thường pha âm ấm để tắm em bé) khi trẻ sốt cao trên 39-40℃ gây khó chịu trong
khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Lau mát hạ sốt thường
áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây
mất nhiệt, hạ thân nhiệt. Nước ấm giúp mạch máu dưới da dãn nỡ tốt giúp thải
nhiệt. Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa
nhiệt được. Thường dùng 4 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2
bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15 –
30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 380C
- Xử trí khi trẻ sốt cao co
giật
- Đặt trẻ nằm nghiêng một bên
để đàm nhớt dễ chảy ra ngoài, tránh hít đàm nhớt vào phổi
- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt
acetaminophen
- Lau mát cho trẻ bằng nước
ấm
- Đưa trẻ tới cơ sở y tế để
có hướng điều trị tiếp
2.
Bù nước
- Khi sốt cao có thể gây mất
nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước chín
hoặc bù nước điện giải bằng cách uống Oresol (một gói Oresol pha một lít nước
uống dần trong ngày).
3.
Chống bội nhiễm
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm
bằng nước ấm, phòng kín. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng Natrichlorua 0,9% để tránh bội
nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
- Cách ly trẻ không cho đến
trường (vì bệnh có thể gây thành dịch).
- Giữ ấm cho trẻ.
4. Dinh dưỡng:
- Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu,
giàu dinh dưỡng.
- Sữa mẹ – Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ. Với các bé nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ là
nguồn dưỡng chất tốt nhất, giúp trẻ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng
cao hệ miễn dịch và nhanh khỏi bệnh nhờ các thành phần như HMOs, nucleotides và
probiotics (lợi khuẩn).
- Thực phẩm giàu protein sẽ giúp
tăng cường thêm năng lượng cho hệ miễn dịch để chống lại virus trong cơ thể bé
hay không? Bởi thế bạn nên chế biến những món giàu đạm nhưng mềm và dễ tiêu hóa
cho bé như trứng, cá hấp, thịt gà mềm, thịt nạc băm nhuyễn nấu cháo và đặc biệt
là súp gà. Món súp gà chẳng những dễ ăn mà còn bổ sung chất lỏng và mang lại
nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Nhiều người còn nhận thấy tác dụng của súp
gà trong việc làm sạch chất nhầy ở mũi rất hiệu quả.
- Rau lá xanh: Bao
giờ các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn cũng nằm trong danh mục những
món được khuyên dùng cho người bệnh. Vậy nên, trẻ bị sốt siêu vi nên ăn uống gì
thì mẹ hãy cho con dùng ngay những loại rau này nhé. Thành phần của rau này
thường đặc trưng bởi các chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống viêm, đồng
thời bảo vệ cơ thể trẻ trước những đợt “công kích” của virus gây bệnh.
- Một số loại trái cây như
cam, quýt, bưởi, dâu tây, dưa hấu, dứa, kiwi rất giàu lượng vitamin C, chất
chống oxy hóa hiệu quả, rất tốt cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, chuối cũng là trái
cây có thể giúp cơ thể bé bù lại kali bị mất do nôn ói hay đổ mồ hôi quá nhiều
khi bị sốt. Đặc biệt, các loại trái cây thuộc họ cam quýt còn có chứa hợp chất
flavonoid, có vai trò làm giảm tình trạng viêm sưng trong cơ thể và tăng cường
chức năng của các tế bào miễn dịch.
5.
Những điều không nên làm
- Quấn kín trẻ
- Kiêng ăn uống
- Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc
vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì gây sặc, tắc đường thở đưa đến tử vong.
- Cạo gió, cắt lễ
ĐDCN
Nguyễn Thị Ly – T3G