Điều trị thành công case bệnh kawasaki tại khoa nhi
ĐIỀU
TRỊ THÀNH CÔNG CASE BỆNH KAWASAKI TẠI KHOA NHI
Bs. Hồ Thị Ánh Phương
Trưa
ngày 9 tháng 12 năm 2020, bệnh nhi Võ Đăng K. (14 tháng tuổi - Đại Minh, Quảng
Nam) được gia đình đưa nhập viện cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém,
sốt cao liên tục ngày thứ 4 không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Qua
thăm khám phát hiện ban đỏ rải rác toàn thân kèm sưng hạch góc hàm phải. Chẩn đoán nhầm lẫn với bệnh sốt siêu vi hay sốt phát
ban. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu cho thấy, chỉ số bạch cầu và CRP của bé
K. tăng cao bất thường, bé K. được chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết, không
loại trừ bị mắc bệnh Kawasaki.
Sau
2 ngày được theo dõi sát và điều trị tại khoa Nhi, bé K. vẫn còn sốt cao liên tục,
kèm theo đó kết mạc 2 mắt bắt đầu xung huyết đỏ, không rỉ ghèn; môi đỏ, nứt nẻ;
lưỡi đỏ, nổi gai. Siêu âm mạch vành cho kết quả: động mạch vành (phải)
giãn 4,5mm, động mạch vành (trái) giãn 3,1mm, tràn dịch màn ngoài tim lượng
ít. Các bác sĩ đã hội chẩn và xác định chẩn đoán Kawasaki. Bé K. được chỉ định
truyền Immunogobulin và uống aspirin liều cao vào đúng ngày thứ 7 của bệnh.
Kết
quả trong vòng 24 giờ sau truyền thuốc, sức khỏe bé K. dần ổn định, bé tươi tỉnh,
ăn uống được, hết sốt, giảm ban, 2 mắt giảm xung huyết, hạch giảm sưng.
Bé
K. tiếp tục được theo dõi tại khoa Nhi cho đến khi sức khỏe hoàn toàn ổn định
và được xuất viện ngày 25 tháng 12, tái khám theo hẹn.
Bệnh
Kawasaki
là bệnh sốt có mọc ban cấp tính kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ chưa rõ
căn nguyên, thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh
được coi là hiếm gặp với tỷ lệ mắc từ 50-100/100.000 trẻ. Các triệu chứng của bệnh Kawasaki thường giống nhiều bệnh
sốt cấp khác như nhiễm trùng, sốt phát ban nên rất dễ chẩn đoán nhầm lẫn với
các bệnh lý khác.
6 biểu hiện lâm sàng chính
thường gặp của bệnh:
- Sốt liên tục 5 ngày hoặc
hơn
- Viêm kết mạc 2 bên không
sinh mủ.
- Ban đỏ đa dạng toàn thân.
- Sưng hạch góc hàm
>1,5cm, không hóa mủ.
- Thay đổi khoang miệng :
Môi đỏ sẫm, mọng hoặc rỉ máu, phù đỏ khoang miệng, lưỡi đỏ nổi gai, “lưỡi dâu tây”.
- Thay đổi đầu chi:
+ Giai
đoạn cấp: phù nề mu tay mu chân, đỏ tía gan bàn tay, bàn chân.
+ Giai đoạn bán cấp (tuần 2-3): Bong da đầu ngón tay
+ Giai
đoạn bán cấp (tuần 2-3): Bong da đầu ngón tay, đầu ngón chân.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì biểu hiện
lâm sàng của bệnh có thể tự thoái lui, tuy nhiên để lại biến chứng của bệnh ở
các cơ quan, đặc biệt nguy hiểm là biến chứng phình giãn động mạch vành
tim gây hậu quả nhồi máu cơ
tim và suy vành mãn tính về sau.