HEN SUYỄN: NHỮNG ĐIỀU CẦN HIỂU RÕ
1.Nguyên nhân gây Hen suyễn?
Nguyên nhân hen suyễn hiện nay chưa được
thực sự hiểu rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh có sự phối hợp
giữa yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền. Việc phơi nhiễm với các dị
nguyên có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn trên lâm sàng. Phản
ứng của cơ thể trước các yếu tố khởi phát dẫn đến các bất thường ở đường hô hấp
như co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và viêm phế quản
Yếu tố dị nguyên gây hen rất đa dạng và khác nhau tùy
theo từng bệnh nhân, bao gồm:
·
Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus
·
Không khí lạnh
·
Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí
·
Mạt nhà
·
Xúc cảm mạnh, stress
·
Tập luyện thể lực
·
Một số loại thuốc như: ức chế beta, aspirin, ibuprofen,
naproxen
·
Một số loại thức ăn và nước uống cụ thể như: tôm, khoai
tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu
·
Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
·
2. Triệu chứng khi bị Hen suyễn?
Triệu chứng hen suyễn trên lâm sàng thay
đổi tùy theo từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với
các cơn hen phế quản hoặc chỉ sau các yếu tố khởi phát như luyện tập thể
lực.
Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như:
·
Thở nhanh, thở dốc
·
Ho, khạc đàm, nặng hơn khi có nhiễm trùng đường hô hấp
trên
·
Thở rít, thở khò khè. Đây là dấu hiệu giúp hướng tới chẩn
đoán hen suyễn ở trẻ.
·
Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực
·
Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít xuất hiện
vào ban đêm.
·
Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải
rác.
Khi bệnh diễn tiến nặng nề hơn, tần suất xuất hiện của
các cơn hen suyễn dày đặc hơn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề hơn và bệnh
nhân cần được sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.
Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn
hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:
·
Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách
nhanh chóng
·
Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc
giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.
·
Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay
chỉ hoạt động nhẹ.
3. Hen suyễn có lây truyền hay
không? Và nếu có thì lây truyền theo con đường nào?
Vì
bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nên nhiều người lo lắng bệnh có
thể lây nhiễm giữa người và người. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh hen suyễn không
phải là vi khuẩn, virus hay các ký sinh trùng nên đây không phải là một bệnh
truyền nhiễm. Việc dùng chung các vật dụng sinh hoạt hay tiếp xúc thân mật,
thường xuyên với người bị bệnh hen suyễn không gây bệnh cho người khác.
Các dị nguyên gây bệnh có liên quan đến các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền chỉ cho thấy rằng hen suyễn là bệnh có tính chất di truyền, chứ không phải là một bệnh 4. Đối tượng có nguy cơ bị Hen suyễn?
Nhiều
yếu tố đã được chứng minh làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn và xuất hiện các
triệu chứng của các cơn hen phế quản. Việc xác định được các yếu tố nguy cơ
giúp ích trong việc kiểm soát triệu chứng và thay đổi lối sống. Hầu hết đều
liên quan đến việc gia tăng sự tiếp xúc với các yếu tố khởi phát bệnh, bao gồm:
- Có người thân trong gia đình mắc bệnh
- Trẻ trai có khả năng mắc hen suyễn cao hơn trẻ gái. Đến
lứa tuổi 20 tỷ lệ mắc bệnh không khác nhau giữa hai giới, và sau 40 tuổi,
phụ nữ có khuynh hướng mắc bệnh nhiều hơn.
- Tiền sử dị ứng, mắc các bệnh lý như viêm da dị ứng,
viêm mũi dị ứng
- Thừa cân, béo phì
- Hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc lá
- Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp như khói bụi, hóa
chất dùng trong nông nghiệp, xây dựng.
5. Chẩn đoán?
Chẩn đoán bệnh hen suyễn trong đa số các trường hợp không quá khó khăn,
tuy nhiên hen suyễn ở trẻ không dễ để được chẩn đoán
vì chưa có các đồng thuận và thống nhất một định nghĩa phù hợp.
Chẩn đoán hen suyễn thường phối hợp giữa, tiền sử, thăm
khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
Việc khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ loại trừ được
các bệnh lý có triệu chứng tương tự với hen suyễn như nhiễm khuẩn đường hô hấp
hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Ngoài ra, các xét nghiệm cận lâm sàng cần được thực hiện để chẩn đoán
xác định và tiên lượng bệnh, bao gồm:
·
Đo chức năng hô hấp
·
X quang phổi: phát hiện các biến chứng và các bệnh
lý kèm theo.
·
Các xét nghiệm miễn dịch giúp xác định dị nguyên gây hen
phế quản như:
- Test da (skin prick
test), thường dùng để phát hiện các dị nguyên phổ biến như mạt nhà, phấn hoa,
lông thú cưng.
-
Xác định nồng độ IgE
6. Phương pháp điều trị của Hen suyễn?
Hen suyễn tuy không phải là bệnh có thể được chữa khỏi
hoàn toàn nhưng việc điều trị kiểm soát các triệu chứng của bệnh đóng vai trò
quan trọng, giải quyết được các vấn đề ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người
bệnh.
Điều trị hen suyễn bao gồm các mục tiêu
sau:
·
Nhận diện và tránh các yếu tố khởi phát cơn hen
·
Thuốc điều trị cần đảm bảo kiểm soát được các triệu chứng
của bệnh.
Thuốc
Nhiều loại thuốc được chỉ định trong việc điều trị hen
suyễn, bao gồm:
·
Thuốc corticoid dạng hít: đây là loại thuốc được sử dụng
phổ biến nhất trong điều trị hen suyễn. Thuốc có tác dụng giảm tình trạng viêm
ở các phế quản do các dị nguyên gây ra.
·
Thuốc corticosteroid dạng uống: Thuốc có tác dụng ngắn và
làm giảm nhanh cơn hen phế quản. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ
nếu sử dụng trong thời gian dài.
·
Thuốc kháng Leukotriene: leucotrien là một chất gây
viêm được hệ miễn dịch tạo ra. Nhóm thuốc này thường chỉ dùng cho hen nhẹ và
dùng phối hợp với các loại thuốc khác, ít có tác dụng phụ.
·
Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (SABAS): có tác dụng
giãn phế quản, được dùng để cắt cơn hen phế quản.
·
Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAS): có tác dụng
giống với nhóm thuốc SABAS nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn với mục đích
kiểm soát cơn hen phế quản.
·
Thuốc Omalizumab (Xolair): được chỉ định trong các trường
hợp hen dị ứng do giảm lượng ige tự do.
·
Liệu pháp miễn dịch: bệnh nhân được giải mẫn cảm với các
dị nguyên gây bệnh.
·
Thuốc Theophylline: có tác dụng giãn phế quản và phế
nang, hiện nay ít được dùng.
7. Cách phòng tránh Hen suyễn?
Cần
khẳng định rằng không có biện pháp nào giúp phòng tránh bệnh hen suyễn. Tuy
nhiên, người mắc bệnh hoàn toàn có thể dự phòng các cơn hen phế quản bằng các
cách sau:
·
Tiêm
vắc xin phòng cúm
·
Xác
định và tránh tiếp xúc với các dị nguyên khởi phát cơn hen
·
Nhận
diện các dấu hiệu báo trước của một cơn hen ho, thở dốc hay thở rít
·
Điều
trị các cơn hen phế quản càng sớm càng tốt, giúp dự phòng các đợt cấp tiến
triển nặng nề hơn
·
Tuân
thủ việc điều trị. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy triệu
chứng thuyên giảm.
·
Tái
khám theo hẹn, đảm bảo tuân theo kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh hen mà bác
sĩ đề ra.
·
Cần gặp
bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của cơn hen nặng.
· Lưu ý đến việc tăng tần suất sử dụng các thuốc hít cắt cơn nhanh vì dấu hiệu này có nghĩa là bệnh lý hen suyễn ở người bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt.
BSCK1 Nguyễn Quang Anh Tuấn - T3G