HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY (CHỨNG TÝ) THEO QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Hội chứng cổ vai cánh tay là bệnh lý phổ biến, thường gặp và có thể liên quan đến tổn thương thần kinh. Tùy theo vị trí dây thần kinh bị tổn thương, triệu chứng và biến chứng người bệnh gặp phải có thể khác nhau. Đây là bệnh lý nguy hiểm, cần phát hiện và điều trị sớm.
1.
Định nghĩa
Theo Y học hiện đại, hội chứng cổ vai cánh tay (cervical
scapulohumeral syndrome), còn gọi là hội chứng vai cánh tay (scapulohumeral
syndrome) hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy), là một nhóm các triệu
chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn
chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới
bệnh lý viêm.
Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và có
thể lan xuống tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng
chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.
2.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất (70 - 80%) là do thoái hóa
cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20 – 25%).
3. Đối tượng
Đối tượng chủ yếu thường mắc hội chứng đau cổ vai gáy là những
người làm việc văn phòng, lái xe, lao động nặng, người bị các bệnh liên quan đến
đốt sống cổ hoặc nhóm người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ.
Bệnh gặp ở bất kì lứa tuổi nào.
Nguyên nhân gây chứng Tý rất đa dạng bao gồm ngoại nhân,
nội nhân và bất nội ngoại nhân. Các yếu tố bên ngoài như phong, hàn, thấp,
nhiệt tà có thể đơn độc hoặc cùng kết hợp xâm nhập vào cơ thể. Bệnh cũng có thể
do nội nhân như rối loạn tình chí, tiên thiên bất túc hoặc sau kinh nguyệt,
sinh đẻ làm khí huyết suy kém, âm dương không điều hòa. Các yếu tố bất nội
ngoại nhân như lao động vất vả, ăn uống, tình dục không điều độ làm khí huyết
suy hoặc do đàm ẩm, huyết ứ mà gây bế tắc kinh lạc cũng có thể gây chứng Tý.
5.
Chẩn đoán?
Chẩn đoán xác định: Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, người
bệnh có thể có những triệu chứng và hội chứng sau đây:
-
Hội chứng tổn thương cột sống cổ
- Đau vai gáy:
bệnh có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau khi ngủ dậy, sau động
tác vận động cổ quá mức. Cũng có thể bệnh xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính.
- Hạn chế vận động
cột sống cổ. Có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong đau cột sống cổ
cấp tính.
- Điểm đau cột
sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng các rễ thần
kinh.
- Trên phim Xquang, MRI có hình ảnh tổn thương cột sống cổ: Đặc xương dưới sụn, gai, hẹp khe khớp, thoái hoá, thoát vị đĩa đệm
- Hội chứng rễ thần kinh
Bệnh nhân bị đau vùng gáy lan lên vùng
chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay. Đau thường tăng lên khi xoay đầu hoặc
gập cổ về phía bên đau.
Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Yếu
cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc
ở bàn tay và các ngón tay.
Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương
rễ thần kinh cổ:
- Dấu hiệu
chuông bấm: Ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ tiếp hợp thấy đau xuất hiện
từ cổ lan xuống vai và cánh tay.
- Nghiệm pháp
Spurling: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghiêng đầu về bên đau, thầy thuốc dùng
tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, làm cho đau tăng lên.
- Nghiệm pháp dạng
vai: Bệnh nhân ngồi, cánh tay bên đau đưa lên trên đầu và ra sau, các triệu
chứng rễ giảm hoặc mất.
- Nghiệm pháp
kéo giãn cổ: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc dùng tay giữ chẩm và cằm và
kéo từ từ theo trục dọc, làm giảm triệu chứng.
-
Hội chứng động
mạch sống nền.
Theo Y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là tắc, không thông. Chứng tý là do tà khí phong hàn thấp nhiệt ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, đóng bít ngăn trở kinh lạc, khí huyết vận hành không thông lợi mà gây ra.
6. Các thể lâm sàng và điều trị theo Y học cổ truyền
Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của
người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập
phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc
cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù
hợp với chẩn đoán.
1. Thể phong hàn
1.1. Điều trị không dùng thuốc
- Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật: xoa,
xát, day, lăn, đấm, chặt, bóp, ấn, bấm huyệt (các huyệt như công thức điện
châm), vận động cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay).
Mỗi lần xoa bóp 15 – 20 phút. Ngày xoa bóp 1 lần. Một
liệu trình kéo dài từ 20 đến 30 ngày tùy theo mức độ bệnh.
- Nhĩ châm: Vùng vai cánh tay H1, gáy A5, cột sống
C4, vai C3, cổ C2.
- Các kỹ thuật châm khác: Điện châm, điện trường
châm.
- Thủy châm: Sử dụng thuốc theo y lệnh, có chỉ định
tiêm bắp.
Chú ý: Tổng số liệu trình điều trị có thể thay đổi tùy
theo tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh.
2. Thể phong thấp nhiệt tý
3. Thể huyết ứ
- Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như thể phong hàn, bấm
các huyệt tương tự như công thức huyệt trên.
- Nhĩ châm, thủy châm, các kỹ thuật châm khác tương
tự thể phong hàn.
4. Thể can thận hư
- Châm
bổ các huyệt:
Thái khê (KI.3) |
Đại trữ (BL.11) |
Huyền chung (GB.39) |
Giáp tích C4 – C7 |
Thủ tam lý (LI.10) |
Thiên trụ (BL.10) |
A thị huyệt
Điện châm ngày một lần, mỗi lần chọn 8 - 12 huyệt. Một
liệu trình điều trị từ 20 đến 30 lần châm tuỳ theo mức độ bệnh.
- Xoa bóp bấm huyệt: Tương tự như thể phong hàn, bấm
các huyệt tương tự như công thức huyệt trên.
- Nhĩ châm, Thủy châm, các kỹ thuật châm khác tương tự thể phong hàn.
7. KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI
1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với giải quyết
nguyên nhân nếu có thể.
- Kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp vật lý
trị liệu, phục hồi chức năng và các biện pháp không dùng thuốc khác.
- Chỉ định điều trị ngoại khoa khi cần thiết.
2. Điều trị cụ thể
2.1. Điều trị bằng thuốc
2.2.1. Điều trị triệu chứng
Tùy từng trường hợp bệnh, có thể chọn trong các nhóm
thuốc sau:
* Thuốc
giảm đau:
Tùy mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các
nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol.
- Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp
với một opiad nhẹ như codein hoặc tramadol.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Lựa chọn
một thuốc thích hợp tùy cơ địa người bệnh và các nguy cơ tác dụng phụ. Nếu
người bệnh có nguy cơ tiêu hóa nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX-2 hoặc phối
hợp với một thuốc ức chế bơm proton.
* Thuốc giãn cơ:
- Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có
tình trạng co cứng cơ.
* Các thuốc khác:
- Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định khi có
bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó
tăng liều dần tùy theo đáp ứng điều trị.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (liều thấp) khi có
biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc khi có kèm rối loạn giấc ngủ.
- Vitamin nhóm B.
- Corticosteroid: Trong một số trường hợp có biểu
hiện chèn ép rễ nặng và có tính chất cấp tính mà các thuốc khác ít hiệu quả, có
thể xem xét dùng một đợt ngắn hạn corticosteroid đường uống trong 1-2 tuần.
2.2.2. Điều trị nguyên nhân
- Đối với thể can thận hư: Có thể kết hợp với thuốc
chống thoái hóa khớp tác dụng chậm.
- Đối với thể huyết ứ: Nếu nguyên nhân do sai tư thế
hoặc thoát vị đĩa đệm có thể kết hợp kéo giãn cột sống cổ.
2.2. Điều trị không dùng thuốc
- Trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn
thương có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm.
- Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng: Theo
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các
hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
2.3. Điều trị ngoại khoa
- Một số chỉ định: Đau nhiều song điều trị nội khoa ít có kết quả hoặc không có hiệu quả, có tổn thương thần kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ.
- Một số phương pháp phẫu thuật chủ yếu: Chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị.
2.4. Các phương pháp khác
- Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau (facet) cạnh cột sống cổ: Có thể được chỉ định và thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa.
- Các thủ thuật giảm đau can thiệp: Phong bế rễ thần kinh chọn lọc; điều trị đốt thần kinh cạnh hạch giao cảm cổ bằng sóng cao tần (radio frequency ablation, RFA).
9. PHÒNG BỆNH
- Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh
hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư
thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc
đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.
- Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích
hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị
mỏi mệt hoặc căng cứng.