LẦN ĐẦU TIÊN LỌC MÁU CỨU BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP HOẠI TỬ TẠI BỆNH VIỆN
LẦN ĐẦU TIÊN LỌC
MÁU CỨU BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP HOẠI TỬ TẠI BỆNH VIỆN
Nam bệnh nhân 36 tuổi được bác sỹ lọc máu
thoát khỏi nguy kịch do viêm tụy cấp.
Bệnh
nhân vào viện với triệu chứng đau bụng, bụng trướng, nôn. Bác sĩ chẩn đoán
bệnh nhân bị viêm tụy cấp, điều trị nội khoa, bệnh diễn tiến nặng khá nhanh.
Bụng bệnh nhân trướng dần, tổn thương phổi gây suy hô hấp, sốc, tụt huyết áp
phải đặt ống nội khí quản, thở máy và dùng thuốc duy trì huyết áp.
Theo
Bác sĩ Lê Công Lan, tình trạng viêm tụy cấp hoại tử liên tục giải phóng ra
những chất độc hủy hoại các cơ quan trong cơ thể. Kíp điều trị đã tiến hành lọc
máu liên tục.
Đồng
thời
được các Thầy, Cô Bệnh Viện Trường Đại Học Y Hà Nội hỗ trợ về mặt chuyên môn
thông qua hội chẩn trực tuyến từ xa, các bác sĩ ngoại khoa phối hợp phẫu thuật nội soi dẫn lưu ổ bụng cho
bệnh nhân. Sau 14 ngày lọc máu, tình trạng hoại tử tụy ổn định dần, huyết
áp về bình thường, tổn thương phổi cải thiện tốt. Trải qua hơn hai tuần
điều trị tích cực, hiện bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống được.
Bác sĩ Lan cho biết:
Viêm tuỵ cấp (VTC) là một
bệnh thường được gặp ở khoa cấp cứu các bệnh viện với bệnh cảnh cơn đau bụng cấp.
Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 220.000 bệnh nhân VTC được điều trị và số bệnh nhân VTC
đã tăng gấp đôi trong 2 thập niên cuối. Ở Hà Lan từ 1992 đến 2004 số bệnh nhân
VTC tăng 75%. Ở Anh bệnh nhân VTC tăng 3,1% mỗi năm. Khoảng 10 – 15% ca VTC có diễn tiến nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Viêm
tụy cấp nặng là bệnh cấp cứu do nhiều nguyên nhân gây ra như do lạm dụng rượu
thường xuyên, sỏi, giun, tăng triglyceride máu, thuốc... Tần suất mắc bệnh
khoảng 5-80 trường hợp trên 100.000 dân. Tỷ lệ tử vong cao, khoảng hơn 50%.
Triệu chứng chính của viêm tụy cấp là đau bụng, nôn ói, thường xảy ra đột ngột, dễ nhầm lẫn với đau dạ dày. Để phòng ngừa bệnh cũng như hạn chế các biến chứng, cần hạn chế bia rượu, tẩy giun định kỳ, ngăn chặn bệnh lý đường mật do giun, điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây viêm tụy cấp. Nhập viện ngay khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh.
Tổ T3G