Nhận biết các dấu hiệu rối loạn nhịp tim và hướng xử trí
Bệnh rối loạn nhịp tim là một tình trạng bất thường về nhịp tim, có thể xảy ra
ở mọi lứa tuổi và bất kỳ thời điểm nào. Triệu chứng của rối loạn nhịp tim bao gồm
cảm giác hồi hộp, nhức ngực, cảm giác hẫng hụt ở ngực, đau ngực, hoặc khó thở…
1.
Định
nghĩa?
Trái tim của bạn là một khối cơ
có 4 buồng : 2 buồng ở trên (gọi là tâm nhĩ) 2 buồng ở dưới (tâm thất) ,có nhiệm
vụ bơm máu nuôi khắp cơ thể,thông thường nó sẽ đập đều đặn 60-100 nhịp/phút. Để
có được nhịp đập và tần số bình thường Trái tim của bạn có 1 hệ thống điện để điều khiển nhịp và tần số của tim bằng các
tín hiệu điện - được điều khiển bởi nút xoang.
Hệ thống điện đó bao gồi: Nút xoang – nút nhĩ thất –
His - mạng purkinje
2.
Vậy
thì như thế nào là rối loạn nhịp tim?
Nếu
có vấn đề với hệ thống này sẽ làm nhịp tim của bạn quá nhanh (nhịp nhanh xoang,
nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ , rung thất, nhịp nhanh thất)
hoặc quá chậm (nhịp chậm xoang, suy nút xoang,block nút nhĩ thất). Vậy ta có thể
phân rối loạn nhịp ra làm 2 nhóm nhỏ: rối
loạn nhịp nhanh( tần số >100l/p) – rối
loạn nhịp chậm (tần số tim <60l/p).
3.
Nguyên
nhân vì sao gây rối loạn nhịp tim?
Các
nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhịp tim bao gồm:
● Hoạt
động bất thường và suy yếu của nút xoang.
● Sự tồn
tại của ổ phát nhịp bất thường khác trong tim.
● Sự tồn
tại của những đường dẫn truyền điện bất thường trong tim.
● Hệ
thống dẫn truyền của tim bị nghẽn (block).
● Tổn
thương của cơ tim.
● Sự rối
loạn điện giải của cơ thể.
● Tác
động của thuốc điều trị bệnh khác hoặc các hợp chất độc hại.
● Sự ảnh
hưởng từ những bất thường của các cơ quan khác đối với tim (ví dụ, vấn đề về
tuyến giáp).
4.
Tần số tim là gì?
Tần
số tim là số lần đập của tim trong vòng 1 phút.
Thông
thường trong khi điều kiện bình thường
tần số tim dao động từ 60-100l/p. tần
số tim có thể thay đổi theo nhu cầu của cơ thể: có thế >100l/p khi bệnh nhân
uống café, tập thể dục thể thao hoặc có thể <60 l/p khi bệnh nhân đã ngủ. những biến đổi này được gọi là sinh lý bình thường.
Tất nhiên là mỗi chúng ta đều có thể đếm
tần số tim cho mình qua các cách đơn giản cho đến phức tạp:
-
Bắt mạch:
tại cổ tay(về gần ngón tay cái), hoặc ở cổ (ngay góc hàm). Đếm tần số của mạch
trong vòng 1 phút. Chúng ta có thể suy ra tần số tim.
-
Dùng ống
nghe để nghe tim: tại mỏm tim, đếm số nhịp tim trong 1 phút,
-
Có thể
dùng dụng cụ công nghệ cao: máy đo huyết áp, máy đo bảo hòa oxy, hoặc thậm chí
apple watch…
5.
Bệnh
nhân lên cơn rối loạn nhịp tim thì sẽ có những triệu chứng gì?
Tùy thuộc loại rối loạn nhịp : bệnh nhân có thể có triệu chứng hoặc
không có triệu chứng. thậm chí có 1 số loạn nhịp chỉ khi đi khám sức khỏe định
kỳ bệnh nhân mới được phát hiện qua : ECG điện tâm đồ, siêu âm tim… tuy nhiên
có thể khái quát triệu chứng hay là dấu hiệu của rối loạn nhịp như sau:
-
Rối loạn
nhịp nhanh: thường gây triệu chứng: hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, thậm
chí tụt huyết áp và đột tử…
-
Rối loạn
nhịp châm: thường sẽ xoàng đầu , chóng mặt, nỗi đom đóm mắt, xỉu và ngất ,
thậm chí là đột tử…
Kể ra như vậy các bạn thấy được rằng:
các triệu chứng rối loạn nhịp thường không đặc hiệu. vì thế nó có thể được chẩn
đoán nhầm với các bệnh lý khác như: rối loạn tuần hoàn não- rối loạn tiền đình-
rối loạn thần kinh tim.
6.
Bệnh
nhân có nghi ngờ bị rối loạn nhịp tim? Bệnh nhân cần làm những gì?
Hãy Tìm đúng Bác Sĩ Chuyên khoa tim mạch , đặc biệt bác sĩ chuyên về rối loạn nhịp tim
để được thăm khám đúng cách.
7.
Quy
trình để thăm khám và phát hiện của bệnh viện chúng ta thường sẽ như thế nào?
-
Thông thường, để phát hiện chẩn đoán rối loạn nhịp
nhanh bệnh nhân cần nhập viện theo dõi
-
Ban đầu sẽ thăm khám và đo điện tâm đồ ECG tại 1 thời điểm, và siêu âm tim để có thể sơ bộ
đánh giá về tim của các bạn
-
Sau đó loạn là các xét nghiệm chuyên sâu: holter điện tâm đồ 24h, nghiêm pháp điện
tâm đồ gắng sức, và thăm dò điện sinh lý cơ tim.
8.
Biến
chứng?
-
Đột quỵ: 1
số rối loạn nhịp tim sẽ gây ra huyết khối trong buồng nhĩ trái, có thể tống lên
não theo nhịp bóp của tim gây ra đột quỵ.Người mắc bệnh rối loạn nhịp tim có nguy
cơ đột quỵ cao hơn gấp 5 lần so với người khỏe mạnh.
-
Hạn chế
khả năng hoạt động gắng sức của bệnh nhân: có 1 số bệnh nhân của tôi thường
khó có thể hoạt dộng bình thường, chỉ cần vận động gắng sức sẽ lên cơn rối loạn
nhịp. vì thế hầu hết bệnh nhân đều bị ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cùng
như công việc.
-
Suy tim
:rối loạn nhịp tim có thể gây cản
trở tim bơm máu đến nơi cần thiết một cách hiệu quả. Điều này làm cho tim phải
làm việc nặng hơn và dần trở nên suy yếu. Điều này khiến cho tim không thể hoạt
động bình thường và dẫn đến tình trạng suy tim.
-
Đột tử:
khi bệnh nhân có các rối loạn nhịp nguy hiểm thường khi lên cơn có thể gây đột
tử.
9.
Điều
trị?
Việc phát hiện và chẩn đoán rối
loạn nhịp mới thực sự cần thiết. còn về điều trị sau khi phát hiện các rối loạn
nhịp thì đã có phác đồ điều trị rất hoàn thiện của bộ y tế hoặc hiệp hội tim mạch
việt nam đã rõ ràng:
-
Sử dụng
thuốc chống rối loạn nhịp
-
Đặt máy tạo
nhịp ( tam thời hoặc vĩnh viễn): đối bệnh nhân có rối loạn nhịp có ngất ,
có triệu chứng hoặc rối loạn huyết động.
-
Đặt máy
khử rung CRT-D hoặc ICD cho các bệnh nhân bị rối loạn nhịp nhanh nguy hiểm,
suy tim nặng
-
Hoặc sử dụng
thăm dò điện sinh lý tim và triệt đốt RF để điều trị các rối loạn nhịp
nhanh
10. Phòng
tránh rối loạn nhịp tim không ạ?
Trước hết, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh loạn
nhịp tim, hãy nhanh chóng tham khảo ý
kiến của bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn và kiểm tra.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho những người đang
mắc bệnh và người mong muốn phòng ngừa rối loạn nhịp tim:
-
Chế độ ăn uống lành mạnh cho sức khỏe tim mạch: Hãy tập trung
vào khẩu phần ăn chứa nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau cải, củ quả và
loại thịt gia cầm không da, đậu và các sản phẩm thực phẩm không chứa nhiều chất
béo. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol, chẳng hạn
như lòng đỏ trứng và thịt đỏ. Cố gắng giảm lượng muối và đường trong chế độ ăn
uống.
-
Luyện tập đều đặn hàng ngày: Hãy tìm một hoạt động thể thao bạn
yêu thích và tập luyện thường xuyên, ít nhất là 30 - 45 phút mỗi ngày và duy
trì một lịch trình luyện tập đều đặn.
-
Thay đổi lối sống hàng ngày: Hãy dừng hút thuốc và tránh môi
trường có khói thuốc.
-
Duy trì trọng lượng cơ
thể, và nếu bạn có thừa cân hoặc béo phì, hãy tập trung vào việc giảm cân, điều
này có thể giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp.
-
Khi bạn cảm thấy nhịp tim tăng nhanh hoặc có triệu chứng khó
chịu như đau ngực hoặc chói mắt, hãy ngồi nghỉ ngay lập tức, tìm kiếm sự hỗ
trợ, và đừng quên tới gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để kiểm tra và tư vấn,
đặc biệt khi triệu chứng trở nên khó chịu và xảy ra nhiều lần.
-
Học các phương pháp kiểm soát hơi thở và nhịp tim, ví dụ như hít
sâu và thở chậm, để giúp ổn định lại nhịp tim.