NHỮNG VẦN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG VẮC XIN CÚM
Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Ngay cả những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và có thể lây nhiễm cho những người dễ bị tổn thương hơn… Do đó, việc tiêm phòng cúm là rất quan trọng.
1.
Vai trò của vắc xin phòng cúm đối với
phòng ngừa cúm
Vắc xin phòng cúm là
giải pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh lý này. Khi đi vào cơ thể, khoảng 2
tuần sau, vắc xin sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập
của virus cúm. Hiệu quả bảo vệ đạt được phụ thuộc vào độ tuổi tiêm phòng và đáp
ứng miễn dịch của mỗi cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các loại vắc xin cúm có thể
đạt hiệu quả bảo vệ tới 90%.
Virus cúm hàng năm vẫn
phát triển biến thể nên mũi tiêm phòng năm ngoái không thể bảo vệ cơ thể trước
chủng virus mới của năm nay. Đây cũng chính là lý do vắc xin phòng cúm sẽ được
phát hành hàng năm để bắt kịp với sự phát triển của virus cúm. Thực hiện tiêm
phòng cúm định kỳ mỗi năm là cách giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để bảo vệ
cơ thể tránh khỏi các loại virus trong vắc xin được tiêm.
2. Những ai nên tiêm phòng cúm?
Bất kỳ ai từ
6 tháng tuổi trở lên, có bệnh nặng hay không, đều nên tiêm phòng cúm. Việc tiêm
phòng cúm sẽ giúp giảm nguy cơ cao bị các biến chứng nặng của bệnh cúm, đồng thời
bảo vệ những người xung quanh không bị lây cúm.
Những người từ 65 tuổi trở lên có khả năng bị suy giảm miễn dịch
sớm hơn so với những người dưới 65 tuổi. Do đó, có thể cân nhắc sử dụng một loại
vắc xin cúm hiệu lực cao hơn. Tuy nhiên, cũng cần thảo luận với bác sĩ xem có cần
thiết để tiêm loại vắc xin này hay không.
3. Tiêm vắc xin phòng cúm có bị cúm không và nên
tiêm vào thời điểm nào?
Tiêm phòng
cúm bảo vệ bạn không bị mắc cúm, vì vắc xin cúm chứa một phiên bản không hoạt động
của vi rút cúm mà hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể nhận ra và ngay lập tức
sẽ tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại vi rút. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp
tiêm phòng cúm rồi vẫn bị mắc do vắc xin chưa đủ thời gian tác động, chủng cúm
mắc phải không có trong vắc xin... Sau tiêm vắc xin phòng cúm, có thể gặp một số
tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu trong vài ngày hoặc đau ở chỗ tiêm.
Mùa cúm cao điểm nhất thường gặp vào mùa thu và mùa đông, vì
vậy mọi người thường tiêm phòng cúm vào giữa tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Tuy
nhiên, vi rút cúm có quanh năm, do đó, tiêm vắc xin phòng cúm bất kỳ lúc nào có
thể.
4.
Có nên
tiêm phòng cúm liều thứ hai nếu mùa cúm kéo dài?
Thông thường,
một mũi tiêm phòng cúm mỗi mùa là đủ bảo vệ cơ thể đến mùa cúm tiếp
theo. Tuy nhiên, một số người bị suy giảm miễn dịch, như bệnh nhân ung thư
đang điều trị hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch, có thể cần tiêm phòng
cúm thứ hai sau 6 tháng. Việc có cần tiêm mũi phòng cúm tăng cường hay không cần
có ý kiến của bác sĩ.
5. Chi tiết lịch tiêm vắc
xin phòng cúm theo độ tuổi
- Đối
với trẻ 6 tháng tuổi - 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
+ Tiêm 2 mũi,
khoảng cách tối thiểu giữa mỗi mũi là 1 tháng.
+ Mỗi năm đều
tiêm nhắc lại.
- Người
lớn và trẻ em trên 9 tuổi:
+ Tiêm mũi đầu
tiên 0.5ml.
+ Các năm sau
mỗi năm đều tiêm nhắc lại.
6. Một số vấn đề cần lưu ý về
tiêm phòng cúm
- Tiêm vắc
xin phòng cúm vẫn có khả năng bị cúm:
Không phải tiêm vắc xin phòng cúm có
nghĩa là sẽ không bị cúm nữa. Bản thân vắc xin cúm chỉ chứa một phiên bản không
hoạt động của virus cúm mà cơ thể nhận ra được để kích thích hệ miễn dịch hoạt
động, phản ứng lại với virus. Nếu tiêm phòng cúm rồi nhưng vẫn mắc cúm thì hoặc
là do thời hạn phát huy hiệu lực của vacxin chưa đến hoặc là do mắc phải chủng
cúm không có trong vắc xin
- Một
số phản ứng phụ có thể gặp sau tiêm phòng cúm:
+ Mẩn đỏ.
+ Nhức đầu.
+ Sưng tấy vết
tiêm.
+ Đau cơ.
+ Sốt nhẹ.
+ Buồn nôn.
+ Mệt mỏi.
- Các
trường hợp sau không được tiêm vắc xin phòng cúm:
+ Trẻ dưới 6
tháng tuổi.
+ Người có tiền
sử dị ứng nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng khi tiêm vắc xin.
+ Người đã từng
bị Hội chứng Guillain-Barré.
- Dấu hiệu
cảnh báo sốc phản vệ sau tiêm
phòng cúm cần
chú ý để đến bệnh viện cấp cứu ngay:
+ Sốt cao kèm
hiện tượng co giật.
+ Bị đau bụng và
nôn.
+ Tụt huyết áp
nhanh nên bị ngất.
+ Hô hấp khó
khăn, thở rít, thở khó.
Có thể nhận
thấy, cứ mỗi năm virus cúm lại có sự biến chủng và trong nhiều trường hợp, cúm
mùa có thể gây ra biến chứng trầm trọng đe dọa đến sự sống. Bên cạnh đó, cúm
còn rất dễ lây nhiễm. Vì thế, tiêm phòng cúm vẫn được xem là giải pháp phòng
ngừa hiệu quả trước các vấn đề này.
BSCK1 Nguyễn Quang Anh Tuấn – T3G