THÔNG TIN DÀNH CHO CHUYÊN GIA NGOẠI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH: THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG
THAY KHỚP
HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG
I.
ĐẠI CƯƠNG
Như chúng ta
đã thấy hiện nay điều trị những tổn thương vùng cổ xương đùi với người trẻ tuổi
bằng phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng là một phương pháp điều
trị có hiệu quả cao nhất.
Điểm qua về
quá trình lịch sử điều trị gãy cổ xương đùi nhất là gãy cổ xương đùi bệnh lý ở
những bệnh nhân cao tuổi như nhà phẫu thuật nổi tiếng Robert Smith 1854 đã nhận
xét: điều trị gãy cổ xương đùi là một công việc vô cùng khó khăn và để lại di
chứng quá cao kể cả những năm sau Bochler và Whitmann là trường phái bảo tồn
cũng không cải thiện được là bao.
Đến năm 1931
phương pháp kết hợp xương đóng đinh Smith Petersen ra đời nó là một phương pháp
điều trị gãy cổ xương đùi thật sự tiến bộ, tỉ lệ liền xương trên 70%. Đến năm
1958 phương pháp dùng 2-3 vít xốp có ép của AO ra đời tốt nhất rất nhiều, nhất
là cho các bệnh nhân chấn thương còn trẻ tuổi, nhưng đó chỉ là áp dụng cho bênh
nhân chấn thương mới còn gãy bệnh lý và bệnh lý vùng cổ xương đùi còn nhiều khó
khăn bế tắc mà chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả.
Từ những phức
tạp trên đã có nhiều tác giả đi vào nghiên cứu và có xu hướng tìm ra một loại vật
liệu thay thế chỏm xương đùi. Mải đến năm 1940 Moore là người đầu tiên đã chế
ra chỏm kim loại thay thế cho chỏm xương đùi, đến năm 1950 moore đã hoàn chỉnh
sáng tạo của mình, chỏm của ông đã được mang tên tác giả.
Trước
Charnley, khớp háng nhân tạo chỉ là lịch sử. Nay có 150 kiểu khác nhau. Khớp
háng của Charnley có đặc điểm:
+ Chỏm kim loại
có các cỡ 22mm, 28mm, 32mm. Chỏm 22 thì biện độ háng là 900, cỏm 28 đạt 1180,
chỏm 32 đạt 1060. Chỏm 22mm dễ bị trật khớp. Cấu tạo của chỏm là hợp kim chủ sắt
hay hợp kim chủ titan, các hợp kim này tạo thành thép không rỉ,316L. Còn có hợp
kim chủ Cobalt là cứng nhất.
+ Cổ có nhiều
cỡ 32-42mm.
+ Hõm làm bằng chất dẻo UHMWPE, đã theo dõi được 35 năm. Dùng lâu thì bị bào mòn. Sau 10 năm, lực tải lớn hơn, làm chảo bị mòn, chỏm lún sâu 1-2mm, sâu nhất 4,5mm.
+ Xi măng
xương PMMA cứng lại sau 10 -12 phút. Có 2 nhóm khác nhau, có dùng xi măng và
không dùng xi măng.
Kỹ thuật thay khớp háng toàn bộ là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ phần sụn và xương dưới sụn bị tổn thương của ổ chảo, chỏm xương đùi. Sau đó được thay thế bằng khớp nhân tạo toàn phần gồm: ổ chảo nhân tạo, chỏm xương đùi, phần chuôi gắn chắc vào ống tủy xương đùi. Kỹ thuật này được charnley đề xuất và thực hiện năm 1958, đến nay đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Trên thế giới hằng năm có 80.000 đến 100.000 khớp háng
toàn phần được thay. Ở Việt Nam, mổ
thay khớp háng lần đầu ở Sài Gòn năm 1973, ở phía Bắc năm 1976.
Tại khoa ngoại
CT CH – Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam: Kỹ thuật này đã được triển khai hơn 10 năm nay, mỗi
năm có khoảng 100 trường hợp được thay khớp háng, trong đó có khoảng 20
trường hợp được phẫu thuật thay khớp háng toàn phần. Sau hơn 10 năm triển khai
đến nay đã phẫu thuật được với số lượng khá nhiều. Bệnh nhân sau phẫu thuật
ngày hôm sau đã có thể ngồi dậy, sau 2 ngày đã đứng dậy và tập đi bằng nạng,
sau 1 tuần có thể ra viện.
II.
CHỈ ĐỊNH MỔ
- Thoái hóa khớp
háng nguyên phát hay thứ phát, khi về cơ học viền hõm khớp còn lành.
- Gãy cổ xương đùi ở
người < 65 tuổi
III.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH MỔ
-
Viêm mủ khớp háng
-
Nhiễm trùng khớp háng
- Quá già trên 65 tuổi (thay khớp háng Bipolar)
- Có bệnh nặng kèm theo
-
Trẻ em
-
Các bệnh về đông cháy máu
-
Gãy cổ xương đùi
kèm loãng xương nặng
-
Thoái hóa khớp loạn
sản nặng có khuyết hõm khớp.
IV.
THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT
-
Chống nhiễm
trùng: cần cho kháng sinh đường tĩnh mạch trước mổ và sau mổ 5-7 ngày.
-
Nếu thiếu máu cho
truyền máu cùng nhóm và bù nước và điện giải cho đủ.
-
Trong 3 ngày đầu
sau mổ bệnh nhân nằm ngữa, chân để dạng không được để đùi khép và gấp.
-
Rút dẫn lưu sau
48 giờ.
-
Sang ngày thứ 3
cho ngồi.
-
Sau 5 ngày có thể
cho bệnh nhân tập đứng và tập đi có người đỡ hoạc nạng.
-
Trong những ngày
đầu, tháng đầu khi đi, đứng chân luôn ở tư thế dạng và không được ngồi xổm.
V.
CÁC BIẾN CHỨNG
-
Nhiễm trùng: Có thể có nhiễm trùng sâu vào khớp và cũng có thể có
nhiễm trùng nông vết mổ, vì vậy yêu cầu về chống nhiễm khuẩn trong mổ thay khớp
rất cao, từ phòng mổ, dụng cụ đến con người đều phải tuân thủ một nguyên tắc, một
quy chế vô trùng trong phòng mổ.
-
Trật khớp sau
mổ: Nguyên nhân chính là do thay
không đúng cỡ, yếu vùng cơ xung quanh, hoặc do vận chuyển sau mổ vô tình để
chân khép và gấp.
-
Sự ăn mòn ổ cối: Biến chứng này cũng hay gặp ở những bệnh nhân sau
thay chỏm 4-5 năm, sự ăn mòn này có những nguyên nhân, cho đến nay nhiều tác giả
cũng không rõ nguyên nhân là gì.
-
Lỏng khớp: Lỏng chỏm diễn
ra từ từ là do chuôi chỏm lún sâu vào ống tủy của thân xương đùi, có nhiều trường
hợp sau 10 năm mới có kiện tượng này.
-
Một số biến
chứng trong phẫu thuật:
+ Xương loãng quá, đuôi kim loại dễ làm thủng thân
xương đùi phía sau ngoài.
+ Gãy chéo xoắn: cố định bằng vít.
+ Có thể chạm
mạch máu nuôi, chảy máu nhiều. Kiểm tra động mạch đùi sâu, cặp hãm máu, tìm buộc
mạch máu.
+ Do đặt hõm
nhân tạo không đúng vị trí, cần cắt bỏ sụn viền ở chỏm để đặt cho đúng.
+ Bị chảy máu
khi cắt bỏ phần bao khớp phía sau do phạm động mạch mũ đùi trong, không hiếm gặp,
dễ bỏ qua.
+ Khoan lỗ ở hõm khớp sâu quá, bị chảy máu do động mạch
mông trên.
+ Nâng kéo quá nhiều ở phần trước hõm, bị liệt thần
kinh đùi, thần kinh ngồi bị liệt do kéo căng phần xương đùi.
+ Biến chứng
phổ biến nhất sau mổ là bị trật chỏm khi gấp, khép và xoay trong. Phần lớn là đặt
hõm nghiêng trước kém. Trong mổ phải thử cử động khớp các tư thế, để xem khớp
có vững không.
Bs CKII. Cao Hồng Tịnh - Trưởng khoa Ngoại CTCH