TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

Thứ năm Ngày 09 Tháng 03 2023 19:27:05 BVĐK Khu Vực Miền Núi Phía Bắc Quảng Nam


Hiện nay đang là lúc vào mùa cao điểm của tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy thường là nhẹ và có thể khỏi sau 5-7 ngày nếu các bố mẹ có sự hiểu biết cơ bản về bệnh này. Vì có không ít trường hợp nặng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như sốc hay suy thận cấp do sự thiếu hiểu biết của các bố mẹ nên sau đây là bài truyền thông cho bố mẹ hiểu rõ hơn về tiêu chảy cấp.

 

Trẻ em đi tiêu ngày bao nhiêu lần?

Nó phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

·        Tuần đầu tiên sau sinh, hầu hết trẻ đi tiêu từ 4 lần trở lên mỗi ngày. Phân là mềm và lỏng. Nó có thể bình thường cho vài trẻ với số lần đi tiêu là 10 lần trên ngày.

·        Trong 3 tháng đầu sau sinh, vài trẻ có từ 2 lần trở lên mỗi ngày. Một số khác chỉ đi 1 lần trong tuần.

·        Khi trẻ được 2 tuổi, hầu hết trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần mỗi ngày. Phân có tính chất mềm và đặc.

·        Mỗi trẻ là khác nhau. Một số trẻ sẽ đi tiêu sau mỗi bữa ăn. Một số khác sẽ đi tiêu vào các lần khác nhau vào các ngày khác nhau.

Làm thế nào để biết con bạn bị tiêu chảy?

Nó phụ thuộc vào tần suất và tính chất đi tiêu lúc bình thường của con bạn:

·        Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy là trẻ đi tiêu phân có nhiều nước hoặc phân lỏng hơn phân bình thường của trẻ, hoặc có số lần đi tiêu nhiều hơn. Con của bạn có thể có số lần đi tiêu gấp 2 lần bình thường của chúng. (Ở các trẻ nhỏ, tính chất phân bình thường có thể có màu vàng, xanh hoặc nâu. Phân có thể có hạt của thức ăn trong phân.)

·        Đối trẻ lớn hơn, tiêu chảy là có từ 3 lần đi tiêu hoặc phân có nhiều nước hơn trong 1 ngày.

Nguyên nhân thường gặp nhất của tiêu chảy ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân thường gặp nhất là:

·        Vi rút.

·        Tác dụng phụ của kháng sinh.

·        Một số ít là do vi khuẩn, kí sinh trùng.

Trẻ em nên ăn và uống gì khi bị tiêu chảy?

Con của bạn có thể tiếp tục ăn một chế độ ăn bình thường. Các thực phẩm tốt bao gồm:

·        Thịt nạt

·        Cơm, cà chua, bánh mì.

·        Sữa chua

·        Các loại ra quả và trái cây

·        Sữa (ngoại trừ trẻ có vấn đề với sự tiêu sữa)

Trẻ em bị tiêu chảy nên tránh thức ăn và nước uống gì?

Các loại thực phẩm sau đây có thể làm tiêu chảy nặng hơn:

·        Thức ăn có hàm lượng dầu mỡ cao

·        Thức uống có nhiều đường

·        Các loại nước uống thể thao

Tôi có để làm gì để điều trị tiêu chảy cho con tôi?

Bạn có thể:

·        Đảm bảo con bạn uống đủ nước và các loại nước uống khác.

·        Tránh các loại thuốc cầm tiêu chảy. Chúng thường không cần thiết cho trẻ em và chúng có thể không an toàn.

Khi nào tôi nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Bạn nên đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu chúng có các dấu hiệu sau đây:

·        Có máu trong phân.

·        Trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi và không thể ăn hay uống bất cứ thứ gì trong vài giờ.

·        Trẻ có kèm đau bụng.

·        Trẻ có các hành động bất thường.

·        Trẻ mệt và không phản ứng lại bạn.

·        Trẻ bị mất nước. Các dấu hiệu mất nước bao gồm:

o   Môi khô

o   Khát

o   Không có nước tiểu hoặc tả lót ướt đẫm trong 4 đến 6 giờ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc 6 đến 8 giờ ở trẻ lớn hơn.

o   Khóc không có nước mắt.

 

Hy vọng các thông tin thiết yếu trên đây sẽ giúp các bố mẹ có các nhìn khái quát về bệnh tiêu chảy và bố mẹ sẽ biết mình nên làm gì khi con mình bị tiêu chảy nhé!

 

                                                                             Bác sĩ. Hồ Thị Kim Thanh

Khoa Nhi – BVĐKKVMNPBQN

 

Nguồn tham khảo:

-         Giáo dục bệnh nhân: Tiêu chảy ở trẻ em/uptodate.

Tạp Chí Bệnh Viện

Tạp Chí Số 3 - Niềm Tin

Tập san hình ảnh “Niềm tin 3” chuyên đề về Covid - 19, với hy vọng thông qua Tập san hình ảnh này gửi đến các đồng nghiệp, các anh chị đồng nghiệp tuyến trên, các cơ quan đóng trên địa bàn, bạn bè gần xa, các tấm lòng hảo tâm để cùng cảm nhận và sẻ chia những thông tin về những ngày chống dịch Covid – 19 tại bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.
02353747432