TỔN THƯƠNG DÂY THẦN KINH SỐ 7 NGOẠI BIÊN THEO QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Liệt dây thần kinh số 7 là một bệnh lý khá phổ biến và có thể gây ra nhiều rắc rối cho người bệnh. Trong những năm gần đây, phương pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng Đông Y đang được nhiều người quan tâm và tin tưởng.
1. Dây thần kinh số 7 là gì? Và khi tổn thương sẽ thế nào?
Dây thần kinh mặt hay dây VII là dây hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi (vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ). Khi tổn thương dây thần kinh mặt (liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên) đều gây mất hoặc giảm vận động các cơ bám da mặt và da cổ.
2.
Bệnh dậy Thần kính VII theo YHCT?
Bệnh dây thần kinh VII nằm trong chứng trúng phong kinh lạc của Y học cổ truyền. Với bệnh danh “Khẩu nhãn oa tà” (miệng và mắt méo lệch) sẽ tương ứng với các triệu chứng của liệt dây thần kinh VII ngoại biên.
3. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh VII theo Y học hiện đại?
Theo Y học hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân gây liệt
dây thần kinh VII ngoại biên:
+ Do lạnh: Hay gặp nhất chiếm tới 80%, nguyên phát,
thường sau người bệnh bị nhiễm lạnh và hay xảy ra vào ban đêm. Chỉ có liệt mặt
đơn thuần, không có dấu hiệu thần kinh khác.
+ Do viêm nhiễm: Viêm nhiều rễ và dây thần kinh, viêm dây
VII, viêm tai xương chũm, Zona, hạch gối…
+ Do các tổn thương nền sọ: Vỡ nền sọ gây vỡ xương đá,
tai biến sản khoa do Forcep.
+ Do khối u: U góc cầu tiểu não, u dây thần kinh VII, u
tai xương chũm, u độc nền sọ, u cánh nhỏ xương bướm.
4. Nguyên
nhân gây liệt dây thần kinh VII theo YHCT?
Nguyên nhân chính gây chứng “Khẩu nhãn oa tà” là:
- Ngoại nhân: Do phong hàn, phong nhiệt tà.
- Bất nội ngoại nhân: Do các sang chấn ở đầu mặt gây
ứ huyết ở kinh lạc.
Phong hàn hay phong nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào các kinh dương ở mặt, các sang chấn gây ra huyết ứ ở kinh lạc dẫn đến sự lưu thông kinh khí mất bình thường, khí huyết không được điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng, không co lại được mà gây nên bệnh
5.
Chẩn
đoán xác định liệt dây thần kinh VII ngoại biên:
- Đánh giá lâm sàng
- X-quang hoặc CT ngực, xét nghiệm nồng độ ACE huyết thanh để chẩn đoán
sarcoidosis
- MRI nếu khởi phát từ từ hoặc các thiếu sót thần kinh khác hiện diện
- Các xét nghiệm khác dựa trên các dấu hiệu lâm sàng
Liệt dây 7 được chẩn đoán dựa
trên đánh giá lâm sàng. Không có xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu.
+ Miệng méo về bên lành, lệch nhân trung về bên lành, mất
hoặc mờ nếp nhăn trán, mất hoặc mờ rãnh mũi má bên liệt.
+ Dấu hiệu Souques dương tính.
+ Dấu hiệu Charles Bell dương tính.
+ Ngoài ra người bệnh có thể có một số triệu chứng khác:
Khô mắt hoặc chảy nước mắt, giảm vị giác 2/3 trước lưỡi, giảm tiết nước bọt,
cảm giác đau vùng sau tai.
6. Chẩn đoán phân biệt?
Liệt thần kinh mặt có
thể được chẩn đoán phân biệt được với tổn thương thần kinh mặt trung ương (do
đột quỵ hoặc khối u), gây liệt chủ yếu ở vùng mặt dưới, trừ cơ trán và bệnh
nhân có thể nhăn trán; ngoài ra, bệnh nhân có tổn thương trung ương thường có thể
nhăn trán và nhắm kín mắt.
Thông thường, bác sĩ
lâm sàng cũng có thể phân biệt liệt thần kinh mặt tự phát với các bệnh lý khác
gây liệt mặt ngoại vi dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng của chúng;
những rối loạn này bao gồm:
- Zona tai (Hội chứng Ramsay Hunt)
- Nhiễm trùng tai giữa hoặc xương chũm
- Sarcoidosis
- Bệnh Lyme
- Vỡ xương đá
- Ung thư ác tính hoặc bệnh bạch cầu lympho xâm nhập dây thần kinh
- Viêm màng não mạn tính
- U góc cầu tiểu não hoặc u cuộn mạch lỗ rách sau
- Bệnh tiểu đường
Ngoài ra, các rối
loạn khác gây liệt mặt ngoại vi thường tiến triển chậm hơn liệt thần kinh mặt.
Vì vậy, nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng cơ năng hoặc thực thể nào tiến
triển từ từ, nên tiến hành chụp MRI.
Trong liệt 7 nguyên
phát, MRI có thể cho thấy tăng sự tương phản dây thần kinh 7 ở hai vị trí gần
hạch gối và dọc theo nguyên ủy của dây thần kinh. Tuy nhiên, hiện tượng tăng
tương phản có thể phản ánh các nguyên nhân khác, như u màng não. Nếu liệt tiến triển
trong vài tuần tới vài tháng, nhiều khả năng là do khối u (ví dụ, phổ biến nhất
là u tế bào Schwann) chèn ép các dây thần kinh mặt. MRI cũng có thể giúp loại
trừ các bệnh lý cấu trúc khác gây liệt mặt. CT thường âm tính trong liệt Bell,
nhưng vẫn được làm nếu nghi ngờ gãy xương hoặc có nguy cơ đột quỵ trong khi
không chụp ngay được MRI.
Các xét
nghiệm huyết thanh học chẩn đoán Lyme nên được thực hiện nếu bệnh nhân đã ở
trong khu vực lưu hành của bệnh ve và bệnh Lyme.
Đối với tất cả các bệnh nhân, chụp X-quang ngực hoặc CT và đo nồng độ ACE trong huyết thanh để chẩn đoán loại trừ sarcoidosis. Xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra bệnh tiểu đường. Xét nghiệm virus không hữu ích.
7.
Điều trị theo YHCT
Theo
Đông Y, Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình
trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc
đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng
các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược
liệu cho phù hợp với chẩn đoán.
7.1. Thể
phong hàn:
Điều trị không dùng thuốc:
- Châm cứu : châm tả các huyệt
Các
kỹ thuật châm: Điện châm, điện mãng châm, ôn điện châm, ôn châm.
Liệu trình: Lưu kim 20 - 30 phút/lần/ngày, từ 15 đến 20 ngày/liệu
trình.
Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn
công thức huyệt cấy chỉ phù hợp. Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng từ 7 đến 15
ngày tùy loại chỉ, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình
tiếp theo.
- Xoa bóp bấm huyệt: Các thủ thuật xoa, day, miết,
véo, bóp các cơ vùng đầu mặt cổ, ấn, bấm các huyệt giống như châm. Xoa bóp 30
phút/lần/ngày. Một liệu trình điều trị từ 15 đến 20 ngày.
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ
định tiêm bắp vào các huyệt như điện châm, ngày 1 lần, mỗi lần 2 – 3 huyệt. Một
liệu trình điều trị từ 15 đến 20 ngày. Tùy từng trường hợp cụ thể người thầy
thuốc lựa chọn thuốc phù hợp với chẩn đoán.
7.2. Thể phong nhiệt: Thường gặp trong liệt dây thần kinh VII do viêm nhiễm. (zona
thần kinh, Viêm tai giữa,…)
7.3. Thể huyết ứ:
Thường gặp trong liệt dây thần kinh VII do chấn thương như sau ngã, sau phu
thuật vùng tai, vùng xương chẩm, nhổ răng hoặc khối
8. Sự kết hợp giữa Y học hiện đại và YHCT?
1. Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị tùy nguyên nhân
8.2. Điều trị cụ
thể:
Điều trị
bằng thuốc: Phối hợp các nhóm thuốc sau:
- Tăng dẫn truyền thần kinh.
- Tái tạo bao myelin.
- Vitamin nhóm B liều cao (B1,
B6, B12).
- Corticoid.
- Kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
hoặc kháng vi rút khi bị zona.
Điều trị
không dùng thuốc: Nên phối hợp với dùng thuốc.
- Đeo kính, băng mắt, nhỏ thuốc
bảo vệ mắt.
- Vật lý trị liệu: Điện di
nivalin, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích, hồng ngoại.
- Xoa bóp cơ mặt vùng liệt.
- Hướng dẫn người bệnh tập nhăn
trán, nhíu mày, huýt sáo, phát âm các âm b, p, u, i.
- Trường hợp bị liệt mặt co cứng
dai dẳng điều trị không kết quả có thể tiêm cồn hủy dây thần kinh.
Điều trị
ngoại khoa: Chỉ định phẫu thuật cho liệt dây VII ngoại
biên trong các trường hợp sau:
- Liệt dây VII ngoại biên do lạnh
tiến triển ngày càng nặng, sau điều trị nội khoa và vật lý trị liệu đến ngày
thứ 21, lâm sàng vẫn không thấy dấu hiệu hồi phục, ghi điện thần kinh cơ có mức
thoái hóa tới 90% kèm mất phản xạ nháy mắt hoặc đến tháng thứ 2 vẫn liệt mặt
nặng và điện cơ mất hoạt động điện.
- Liệt dây VII do viêm tai cấp
hoặc mạn tính điều trị bảo tồn trong 4 - 5 tuần mà không có dấu hiệu phục hồi.
- Liệt dây VII sau mổ tai: cần
kiểm tra ống Fallop, nếu có thay đổi hình thái cần phải mổ lại, nếu không thấy
thay đổi thì điều trị nội khoa, sau 4 tuần không hồi phục thì có chỉ định mổ.
- Liệt dây thần kinh VII ngoại
biên do các khối u.
9. Phòng bệnh?
- Tránh nhiễm lạnh,
tránh những nơi gió lùa, giữ ấm vùng cổ về mùa đông.
- Điều trị tích cực
bệnh lý viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.
Khoa YDCT, Bệnh viện đa khoa KVMNPB Quảng Nam đã tiếp nhận và điều
trị rất nhiều case liệt dây thần kinh 7 ngoại biên, thường gặp nhất là liệt dây
thần kinh 7 ngoại biên do lạnh. Thường có kết quả điều trị tốt từ 1 – 2 liệu
trình điều trị 15 ngày. Ở khoa thực hiện việc điều trị Đông Tây y kết hợp.