VIÊM GAN MẠN TÍNH LÀ GÌ?
Viêm gan mạn tính là viêm gan kéo dài > 6 tháng. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm vi-rút viêm gan B và C, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), bệnh gan do rượu và bệnh gan tự miễn (viêm gan tự miễn). Nhiều bệnh nhân không có tiền sử viêm gan cấp tính, và dấu hiệu đầu tiên là phát hiện tăng aminotransferase không triệu chứng. Một số bệnh nhân có xơ gan hoặc các biến chứng của xơ gan (ví dụ: tăng áp lực tĩnh mạch cửa). Đôi khi cần sinh thiết để khẳng định chẩn đoán và phân loại cũng như phân giai đoạn bệnh. Điều trị hướng đến các biến chứng và bệnh nền (ví dụ: corticosteroid cho viêm gan tự miễn, liệu pháp kháng vi-rút đối với viêm gan vi-rút). Ghép gan thường được chỉ định cho bệnh nhân xơ gan mất bù.
1. Viêm gan mãn tính là bệnh gì?
Viêm
gan mãn là bệnh về gan có tổn thương, hoại tử hoặc viêm diễn ra trong khoảng
trên 6 tháng. Bệnh thường là hậu quả của viêm gan cấp tính nhiều lần tái đi tái lại
mà không được điều trị dứt điểm. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây
ra, nổi bật là viêm gan siêu vi và lạm dụng rượu bia.
Nhiều
người không thấy có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất mơ hồ, không biểu hiện
rõ ràng như mệt mỏi, chán ăn. Viêm gan có thể là nguyên nhân dẫn tới xơ
gan, phình lá lách, tích tụ dịch trong ổ bụng, suy giảm chức năng gan.
2. Nguyên nhân gây viêm gan mãn tính
–
Viêm gan A: Đây là bệnh lý do virus, lây nhiễm qua đường tiêu hóa, qua các
nguồn thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn. Hầu hết người bệnh đều tự phục hồi hoàn
toàn và có được sự đáp ứng miễn dịch suốt đời. Hiện nay đã có vaccine phòng
bệnh viêm gan A an toàn và hiệu quả.
– Viêm gan B: Có khoảng 5 – 10% người
mắc viêm gan siêu vi B cấp tính chuyển thành mãn tính. Trong một số
trường hợp, bệnh có thể mắc đồng thời với viêm gan siêu vi D, khiến tình trạng
bệnh thêm nặng nề, mệt mỏi hơn. Trẻ sơ sinh nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính lên
tới 90%, do đó việc phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh và sự lây
truyền từ mẹ sang con là vô cùng cấp thiết.
– Viêm gan C: Đây là nguyên nhân chính dẫn
tới viêm gan mạn (60 – 70%). Người mắc viêm gan C có khoảng 75% khả năng
tiến triển thành viêm gan mạn.
–
Do lạm dụng rượu bia: Rượu bia sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa
tại gan. Quá trình này làm tăng sản xuất các chất gây độc, phá hủy gan. Hậu quả
là gan không thể tự phục hồi và dẫn tới bệnh lý.
Viêm gan B có thể tiến triển tới Viêm gan mạn tính
3. Triệu chứng của bệnh gan
mãn tính
Trong
tổng số người mắc viêm gan mãn, có tới 2/3 số người không gây triệu chứng (như
rối loạn gan đến xuất hiện xơ gan). Ở 1/3 số người còn lại, viêm gan mãn xuất
hiện sau khi đã điều trị viêm gan do virus cấp tính nhưng những virus này không
được loại bỏ hoàn toàn, vẫn còn nguy cơ tái phát.
Triệu
chứng thường gặp của viêm gan mãn như: Chán ăn, mệt mỏi, khó chịu. Đôi khi
người bệnh còn cảm thấy sốt, khó chịu vùng bụng trên. Thông thường các triệu
chứng đầu tiên của viêm gan mãn tính có thể là phình lá
lách, đỏ lòng bàn tay, tích tụ dịch trong ổ bụng.
Những
triệu chứng này khá chung chung và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Do
đó, vai trò của các xét nghiệm chức năng gan đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc loại trừ các bệnh lý khác.
Một
trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến gan là bệnh não –
gan, rối loạn quá trình đông máu. Thông thường, gan sẽ tiến hành lọc và loại bỏ
các chất độc ra khỏi máu nhưng khi gan bị hư hỏng thì chức năng này bị suy
giảm. Các chất độc tích tụ trong máu được vận chuyển tới não, khiến chức năng
não suy giảm.
Ngoài
ra, do quá trình lưu thông của mật ra khỏi gan bị ngăn lại, người bệnh còn có
thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như vàng da, mẩn ngứa, phân có mùi hôi và có
màu sáng.
4. Phòng ngừa bệnh bệnh gan
mãn tính
Bạn
hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh của chính mình nếu áp dụng một số phương pháp
phòng ngừa sau:
Hãy bảo vệ lá gan của bạn thật tốt
4.1. Ngăn ngừa viêm gan mãn tính nhờ nghỉ ngơi đúng cách
Theo
một số chuyên gia khuyến nghị người khỏe mạnh cần ngủ nghỉ đúng giờ, thì người
viêm gan mạn cũng không ngoại lệ. Thậm chí những người này còn phải nghỉ ngơi
nhiều hơn. Tránh trường hợp để cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy yếu.
4.2. Tránh sử dụng các tác
nhân gây viêm gan mãn tính như rượu bia, các
loại thuốc
Những
bệnh nhân mắc viêm gan mãn nếu uống rượu bia có thể khiến gây suy gan, tăng tốc
độ xơ hóa gan, dần gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Uống rượu bia còn gây
vàng da, khiến bệnh diễn biến xấu hơn
Bạn
cũng cần cẩn trọng khi sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới gan, không
tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
4.3. Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý
–
Bổ dung lượng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm.
–
Cần đa dạng nhóm thực phẩm như rau, củ, ngũ cốc,… để gan thực hiện chức năng
của mình tốt nhất.
–
Bổ sung một số loại thức ăn giàu vitamin A, C, B1, B6,… và các loại chất
khoáng.
–
Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, ăn ít mỡ động vật.
4.4. Khám sức khỏe định kỳ
Khám
sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần sẽ giúp người bệnh kiểm tra tình trạng sức
khỏe, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của gan. Từ đó có phương pháp
điều trị phù hợp đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư gan và một số bệnh lý khác.
Viêm
gan mãn là bệnh lý thường gặp, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu
quả nghiêm trọng. Vì vậy việc nắm rõ những kiến thức về bệnh, thực hiện các
biện pháp phòng tránh, chủ động tiêm phòng vaccine viêm gan cũng là cách để bạn ngăn chặn
nguy cơ viêm gan.
Hy vọng qua bài viết bạn đã có những thông tin bổ ích về viêm gan mãn tính cũng như nguyên nhân, triệu chứng vaf cách phòng ngừa phù hợp.
Bs. Nguyễn Quang Anh Tuấn