VIÊM KẾT MẠC MÙA XUÂN : NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Viêm kết mạc mùa xuân là một hình thái của viêm kết mạc dị ứng. Bệnh phát triển chủ yếu ở nam giới tuổi thanh thiếu niên từ 5-20 tuổi Bệnh tiến triển theo chu kỳ: kịch phát vào mùa xuân hè, thuyên giảm vào mùa đông (trong một số trường hợp, bệnh phát triển cả năm). Bệnh có cơ chế dị ứng rõ ràng, đa số các tác giả cho rằng bệnh có liên quan mật thiết với mùa xuân hè, nắng, thay đổi nội tiết và yếu tố di truyền.
1.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH VIÊM KẾT MẠC MÙA XUÂN
-
Bệnh
viêm kết mạc dị ứng xảy ra do phản ứng của cơ thể với dị nguyên, như phấn hoa
và lông thú nuôi. Dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi xâm nhập
vào cơ thể có các yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh ra các kháng thể và các phản ứng
quá mẫn cảm, biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều cơ quan.
-
Bệnh
xảy ra ở trên người có cơ địa dị ứng, nên bệnh nhân bị viêm kết mạc mùa xuân
thường có thêm các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn,
viêm da cơ địa…
-
Viêm
kết mạc mùa xuân cũng có liên quan mật thiết với sự thay đổi thời tiết lúc giao
mùa (nhất là xuân hè), ánh nắng, thay đổi nội tiết và yếu tố di truyền
2. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM KẾT MẠC MÙA XUÂN
-
Ngứa mắt là dấu hiệu
điển hình trong viêm kết mạc mùa xuân, thường xuất hiện từng cơn
-
Mắt bị kích thích,
đau, nóng rát trong mắt, chảy nước mắt quá mức.
-
Dử mắt ít, dai và có
thể kéo thành sợi
-
Nhạy cảm với ánh sáng
3.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KẾT
MẠC MÙA XUÂN
-
Nhiều người có thói quen dùng tay dụi do cảm
giác ngứa ở mắt, nhưng việc này không những không giúp cải thiện bệnh mà có thể
vô tình gây tổn thương nặng hơn. Vì thế phải hướng dẫn trẻ không đưa tay lên
dụi mắt khi bị viêm kết mạc mùa xuân.
-
Điều trị triệu chứng là chủ
yếu. Khi bệnh kịch phát nên dùng thuốc kháng histamin, ổn định dưỡng bào,
cocticoid tra tại chỗ và uống toàn thân.
- Bệnh hay tái phát, nhưng người bệnh không nên chủ quan tự sử dụng theo đơn thuốc cũ. Vì cùng một bệnh nhưng ở mỗi thời điểm có thể sẽ phải dùng những loại thuốc khác nhau tùy mức độ viêm. Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với dị nguyên để không tái phát bệnh.
4.
PHÒNG BỆNH VIÊM KẾT MẠC
MÙA XUÂN
-
Hạn chế
tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng: Các yếu tố dễ gây dị ứng bao gồm: phấn hoa, bụi, lông vật
nuôi, hóa chất,…
-
Vệ sinh
tay và cơ thể sạch sẽ: Tuyệt
đối không đưa tay bẩn lên dụi mắt, ngoài ra hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Hàng
ngày có thể nhỏ nước mắt để làm sạch mắt, tăng sức đề kháng và cải thiện thị
lực.
-
Không
trồng hoặc cắm hoa trong nhà: Khi bạn bị dị ứng với phấn hoa, nên
tránh xa các loại hoa này, vì thế cũng cần hạn chế cắm hoặc trồng hoa trong
nhà.
-
Đeo kính
bảo vệ mắt: Qua
một lớp kính bảo vệ, mắt sẽ hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây bệnh
viêm kết mạc mùa xuân như bụi bẩn, phấn hoa,… Bạn nên có thói quen đeo kính bảo
vệ này mỗi khi ra đường, mắt sẽ được bảo vệ tốt hơn dưới ánh nắng mặt trời và
gió, giảm cảm giác nhức mỏi mắt.
Ths.Bs Phạm Cao Cường – Khoa Mắt