VIÊM TỤY CẤP
Viêm tụy cấp là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa trên toàn thế giới. Mức độ viêm tụy cấp từ nhẹ đến nặng với tỷ lệ tử vong cao.
Viêm tụy cấp là một rối loạn nghiêm trọng,
có tỷ lệ tử vong từ 5 – 15%, tùy thuộc vào nguyên nhân, tuổi tác và bệnh đi
kèm. Nhưng nhìn chung, viêm tụy cấp do sỏi mật có xu hướng tử
vong cao hơn so với viêm tụy cấp do rượu. Ngoài ra, sự hiện diện của bệnh đái
tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… cũng làm gia tăng đáng kể nguy cơ biến
chứng và tử vong. Hầu hết các trường hợp tử vong là do suy đa cơ quan và hoại
tử tụy nhiễm trùng.
1.
Viêm tụy cấp là gì?
Viêm tụy cấp là tình trạng tuyến
tụy bị viêm (sưng) đột ngột trong một thời gian ngắn. Viêm tuỵ cấp có
thể điều trị khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp phải các biến chứng nặng
hoặc tử vong.
2.
Triệu chứng viêm tụy cấp
Các triệu
chứng viêm tụy cấp có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và
mức độ nhưng thường gặp nhất bao gồm:
-
Đau
bụng trên
-
Đau
bụng lan ra sau lưng
-
Sốt
-
Mạch
nhanh
-
Buồn
nôn/ nôn mửa
-
Chướng
bụng
-
Ăn
uống kém
3.
Nguyên nhân viêm tụy cấp
Khi
các enzym tiêu hóa được kích hoạt lúc vẫn còn trong tuyến tụy, chúng sẽ kích
thích các tế bào của tuyến tụy và gây ra tình trạng viêm. Nếu tình trạng viêm
tụy cấp lặp đi lặp lại sẽ gây ra các tổn thương tuyến tụy và dẫn đến viêm tụy
mãn tính.
Mô
sẹo có thể hình thành trong tuyến tụy, gây mất chức năng. Tuyến tụy hoạt động
kém có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tiểu đường.
Các
yếu tố gây nguy cơ viêm tụy cấp bao gồm:
-
Sỏi mật
-
Rượu
-
Dùng
một số loại thuốc
-
Bệnh
mỡ máu (tăng triglyceride máu)
-
Nồng
độ canxi trong máu cap (tăng canxi huyết), có thể do tuyến cận giáp hoạt động
quá mức (cường cận giáp)
-
Bệnh
ung thư tuyến tụy
-
Phẫu
thuật bụng
-
Bệnh
xơ nang
-
Tổn
thương vùng bụng
-
Béo
phì
-
Đái
tháo đường
-
Tiền
sử gia đình có người mắc bệnh viêm tụy
-
Nội
soi mật tụy ngược dòng (ERCP), một thủ thuật được sử dụng để điều trị sỏi mật,
cũng có thể dẫn đến viêm tụy.
-
Dị
tật bẩm sinh (tuyến tụy hình khuyên)
-
Rối
loạn di truyền (viêm tụy di truyền, xơ nang, thiếu alpha 1-antitrypsin)
-
Tăng
calci huyết
-
Nhiễm
ký sinh trùng (Ascaris lumbricoides, Cryptosporidium, Clonorchis sinensis,
Microsporidia)
-
Bệnh
thận (chạy thận nhân tạo)
-
Độc
tố (vết cắn của bọ cạp, ngộ độc organophosphate)
-
Viêm
mạch (Viêm đa nốt, Lupus ban đỏ hệ thống)
-
Viêm
tụy tự miễn, loại I (bệnh liên quan đến IgG4 toàn thân) và loại II
-
Nhiễm
virus (Coxsackie, Cytomegalovirus, Echovirus, Epstein-Barr virus, Viêm gan A /
B / C, HIV, Quai bị, Rubella,
Varicella)
-
Nhiễm
vi khuẩn (Campylobacter jejuni, Legionella, Leptospirosis, Mycobacterium avium,
Mycobacterium tuberculosis, Mycoplasma)
Đôi khi, viêm tuỵ không rõ nguyên nhân, được gọi là viêm tụy vô căn
4.
Các phương pháp chẩn đoán
viêm tụy cấp
Để chẩn
đoán viêm tuỵ cấp, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp sau:
-
Xét
nghiệm: Để đánh giá ban đầu khi nghi ngờ viêm tụy cấp liên quan đến các bất
thường, chẳng hạn như tình trạng ứ mật, tăng calci huyết, hoặc tăng lipid máu
nghiêm trọng… Bác sĩ có thể dựa vào các kết quả này để chẩn đoán xác định hoặc
chẩn đoán căn nguyên của viêm tụy.
-
Siêu
âm: Siêu âm bụng được khuyến cáo ở tất cả các bệnh nhân để đánh giá xem có sỏi
mật, giãn đường mật hoặc các nguyên nhân khác như viêm ruột thừa, viêm túi mật…
-
X
quang phổi: Thường được thực hiện trong các trường hợp viêm tuỵ cấp để đánh giá
tình trạng tràn dịch màng phổi, cũng như tổn thương nhu mô phổi. Đây là một dấu
hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của viêm tuỵ cấp có nguy cơ tử vong cao.
-
Chụp
CT: Trong trường hợp chẩn đoán không rõ ràng nhưng vẫn nghi ngờ viêm tụy, chụp
cắt lớp vi tính (CT) với thuốc cản quang tĩnh mạch sẽ được thực hiện để xác
định hoặc loại trừ chẩn đoán. CT cũng được khuyến cáo trong trường hợp bệnh
nhân không cải thiện hoặc xấu đi mặc dù đã được hồi sức tích cực
-
Chụp
cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) hoặc siêu âm nội soi (EUS): Các phương pháp này sẽ
được chỉ định khi không tìm thấy nguyên nhân gây viêm tụy với đánh giá nêu
trên.
5.
Biến chứng của viêm tụy cấp
Bệnh
viêm tụy có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
-
Suy
thận: Viêm tụy cấp có thể gây suy thận nặng thậm chí đôi khi cần phải lọc máu
-
Tổn
thương phổi: Viêm tụy cấp gây ra những thay đổi hóa sinh trong cơ thể, ảnh
hưởng đến trao đổi khí tại phổi gây giảm oxy máu
-
Nhiễm
trùng: biến chứng nghiêm trọng với tỉ lệ tử vong cao là viêm tụy hoại tử nhiễm
trùng
-
Nang
giả tuỵ: Viêm tụy cấp có thể khiến chất lỏng và các mảnh vụn tích tụ trong các
túi giống như nang trong tuyến tụy. Một nang giả lớn vỡ ra có thể gây ra các
biến chứng như chảy máu và nhiễm trùng.
-
Suy
dinh dưỡng: Khi bị viêm, tuyến tụy sẽ sản xuất các enzym cần thiết ít hơn. Điều
này có thể khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy và giảm cân.
-
Viêm
tụy mãn tính: Viêm tuỵ cấp lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm tuỵ mãn tính.
Viêm tụy mãn tính gây hại cho các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy và có
thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ ung thư tuyến tuỵ.
6.
Các phương pháp điều trị
viêm tụy cấp
-
Giảm đau, bù dịch
Nền
tảng của việc xử trí viêm tụy cấp vẫn là giảm đau, bù dịch. Dung dịch Ringer là
chất lỏng được khuyến nghị với liều lượng ban đầu từ 15 mL/kg – 20 mL/kg và sau
đó là 3 mL/kg mỗi giờ (thường khoảng 250-500 mL mỗi giờ) trong 24 giờ đầu tiên
tuỳ mức độ nặng và bệnh lý kèm theo. Cần theo dõi sát lượng nước tiểu, sinh
hiệu, nồng độ urea máu, dung tích hồng cầu để xác định chính xác lượng dịch
truyền cần thiết cho mỗi bệnh nhân
Giảm
đau tích cực với các thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs, Opioids hay thậm
chí các thuốc giảm đau trung ương
-
Cho ăn sớm
Bệnh
nhân cần nhịn ăn trong vòng 12 giờ đầu nhập viện cho đến khi tình trạng đau
bụng, buồn nôn, nôn được cải thiện. Người bệnh có thể ăn lại sau 24-72h nhập
viện với thức ăn lỏng, mềm, ít cặn, ít chất béo, tuỳ theo mức độ nặng và nguy
cơ biến chứng.
Trong
trường hợp viêm tụy nặng hoặc không dung nạp được lượng thức ăn qua đường
miệng, người bệnh có thể được cho ăn bằng ống thông mũi-dạ dày, hoặc nuôi ăn
tĩnh mạch nếu thông mũi dạ dày không dung nạp hoặc không đủ
-
Điều trị bằng kháng sinh
Đối
với các trường hợp viêm tụy cấp có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần được
điều trị bằng kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng.
Theo
khuyến cáo, chỉ nên dùng kháng sinh để điều trị viêm tuỵ cấp trong
trường hợp có bằng chứng về nhiễm trùng. Bởi vì “việc dùng kháng sinh nếu không
đúng chỉ định, ngoài vấn đề chi phí thì có thể làm chậm và giảm lượng dịch
truyền cần thiết của người bệnh, nhất là trong 24 – 48 giờ đầu sau khi nhập
viện”.
Ngoài
ra, việc xử trí viêm tuỵ cấp còn tùy thuộc vào căn nguyên gây
bệnh. Cụ thể:
+ Viêm
tụy cấp do sỏi mật: Người bệnh nên được lên kế hoạch cắt túi mật sớm, thậm chí
trước khi xuất viện ở bệnh nhân viêm tụy cấp nhẹ do sỏi mật
+ Viêm
tuỵ cấp do tăng triglyceride máu: Điều trị sẽ nhắm đến việc làm giảm và duy trì
nồng độ triglycerid xuống dưới 500 mg/dL.
7.
Làm gì để phòng ngừa viêm
tụy cấp?
Để phòng
ngừa nguy cơ bị viêm tuỵ cấp, người dân nên:
-
Sử
dụng rượu, bia, hút thuốc lá trong mức độ cho phép
-
Ăn
uống khoa học, vệ sinh với chế độ ăn nhạt để tránh bị sỏi mật, vì sỏi mật là
một trong những yếu tố nguy cơ gây ra viêm tuỵ cấp
-
Đối
với những người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu, sỏi mật… nên thăm khám định kỳ
để quản lý tốt bệnh nền, tránh để biến chứng gây viêm tuỵ cấp.
BSCK1. Nguyễn Quang Anh Tuấn – T3G