Thông tin Y khoa

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 48: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM GAN B

Viêm gan B là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu và là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất thế giới. Ở giai đoạn mãn tính, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Mỗi năm, có đến 884.000 người tử vong vì viêm gan B và các bệnh lý liên quan.

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 47: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM GAN A

Viêm gan A gây nên phản ứng viêm ở gan, dẫn đến đau nhức và sưng. Viêm gan A khác các loại viêm gan khác bởi vì nó thường không nghiêm trọng và không tiến triển thành viêm gan mãn tính hoặc xơ gan giống như ở viêm gan B và C.

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 46: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Tên bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ việc phát hiện ban đầu về vi rút trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 1958.

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 45: GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU

Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là thuật ngữ chỉ tình trạng tích tụ chất béo trong tế bào gan diễn ra ở những người sử dụng ít hoặc không sử dụng rượu. Bệnh gan nhiễm mỡ được xác định khi lượng chất béo chiếm hơn 5 – 10% trọng lượng của gan.

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 44: BỆNH LỒNG RUỘT Ở TRẺ EM

Lồng ruột là tai biến thường xảy ra ở trẻ đang bú mẹ, đặc biệt là những bé có nhu động ruột mạnh. Khi bị lồng ruột, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẹt, không nuôi được đoạn ruột bị lồng, có thể dẫn đến hoại tử. Vì vậy, phụ huynh cần nắm được các dấu hiệu lồng ruột ở trẻ để sớm đưa trẻ đi cấp cứu, được siêu âm khảo sát búi lồng và được can thiệp kịp thời.

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 43: ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DEGUE TẠI NHÀ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính với nhiều diễn biến phức tạp khôn lường. Hơn nữa, dịch sốt xuất huyết lại đang bùng phát trên diện rộng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc điều trị bệnh cũng cần hết sức được chú trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. Với người bệnh thể nhẹ, việc điều trị sốt xuất huyết tại nhà cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của cán bộ y tế.

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 42: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương là bệnh lý do rối loạn chuyển hoá của bộ xương, đặc trung bởi tình trạng giảm mật độ chất khoáng của xương và tổn thương giáng hoá trong cấu trúc của bộ xương, hậu quả là làm giảm sức mạnh của xương và xương trở nên dễ gãy

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 41: VIÊM TAI GIỮA: NGUYÊN NHÂN; DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Viêm tai giữa, bệnh lý nhiều người lầm tưởng ít nghiêm trọng nhưng có thể để lại di chứng suốt đời. Viêm tai giữa xảy ra ở mọi độ tuổi song phổ biến hơn ở trẻ từ 6 -36 tháng tuổi. Nhiều trường hợp trẻ em bị nghe kém, điếc hoặc nhiễm trùng huyết do viêm tai giữa. Người lớn tuy không phổ biến nhưng cũng từng ghi nhận số ít trường hợp rơi vào hôn mê sâu do biến chứng viêm tai giữa gây viêm tắc mạch máu của não.

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 40: XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm máu thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát… Vậy xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những gì? Ý nghĩa kết quả xét nghiệm máu? Cần làm gì trước khi xét nghiệm máu ?… Hãy cùng Bệnh Viện Đa khoa KVMN Phía Bắc Quảng Nam tìm hiểu:

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH SỐT XUẤT HUYẾT: SỐ CAS TĂNG VỌT, ĐÃ CÓ 92.000 NGƯỜI MẮC, 36 TRƯỜNG HỢP TỬ VONG

Ca mắc sốt xuất huyết ở nước ta đang gia tăng nhanh, hiện đã có khoảng 92.000 người mắc, 36 trường hợp tử vong. Các chuyên gia khuyến cáo khi mắc sốt xuất huyết và tự điều trị tại nhà, người bệnh lưu ý không được uống aspirin, ibuprofen...

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 39: BỆNH KÝ SINH TRÙNG: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

Nhiễm ký sinh trùng là bệnh lý do các loại giun, sán, bọ chét, chí, ve, rận… sống ký sinh ở người thông qua các đường lây nhiễm như lây qua đất, qua da, đường tiêu hóa, từ động vật sang người…

CHỦ ĐỀ SỨC KHỎE SỐ 38 : CÁCH NHẬN BIẾT VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT

Không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Chỉ có thuốc hạ sốt và một ít thuốc bổ được thầy thuốc cho bệnh nhân dùng tại nhà. Thuốc hạ sốt chỉ dùng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu.

02353747432